Lý giải khoa học về hiện tượng không ngủ được khi "lạ giường"

Lạ nhà khó ngủ có liên quan tới hoạt động của bán cầu trái

Ngủ nhiều gây những tác hại gì?

Mất ngủ do dùng thuốc điều trị động kinh phải làm sao?

Mãn kinh + Mất ngủ = Chết sớm?

Kết hợp rễ cây nữ lang và melatonin để chữa mất ngủ có an toàn?

Tìm hiểu nguyên nhân ngay trong infographic dưới đây:

Bạn có biết ngủ bao nhiêu là đủ?

Hầu hết người trưởng thành cần 7 - 8 giờ ngủ mỗi đêm. Tổ chức Chăm sóc Giấc ngủ Quốc gia Hoa kỳ đã thông qua hơn 300 nghiên cứu để xác định lượng thời gian lý tưởng của một người cần phải ngủ theo độ tuổi:

Trẻ sơ sinh (4 - 11 tháng): 12 - 15 giờ ngủ.
Trẻ em (1 - 2 tuổi): 11 - 14 giờ ngủ.
Trẻ mẫu giáo (3 - 5 tuổi): 10 - 13 giờ ngủ.
Học sinh tiểu học, trung học cơ sở (6 - 13 tuổi): 9 - 11 giờ ngủ.
Học sinh trung học phổ thông (14 - 17 tuổi): 8 - 10 giờ ngủ.
Người trưởng thành (18 - 64): 7 - 9 giờ ngủ.
Người lớn tuổi (65 tuổi trở lên): 7 - 8 giờ ngủ.

Theo TS. Anthony Komaroff - Trường Y Harvard (Mỹ) thì nhiều nghiên cứu lớn đã cho thấy những người trưởng thành ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm, hoặc ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi đêm đều gặp những vấn đề về sức khỏe. Như vậy, có một mối liên hệ giữa vấn đề ngủ quá ít hoặc quá nhiều và sức khỏe.

Ngủ quá ít sẽ khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải trong mỗi khi tỉnh giấc. Về lâu dài, nó sẽ làm giảm sức đề kháng, khiến sức khỏe suy giảm, đồng thời kéo theo rất nhiều bệnh khác như: Béo phì, giảm trí nhớ, rối loạn tâm lý, bệnh tim mạch, đái tháo đường, trầm cảm... Nghiêm trọng hơn, việc thiếu ngủ có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cả tính mạng. Những người ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi đêm thậm chí còn tệ hơn những người không có giấc ngủ sâu và những người ngủ hợp lý. Họ có xu hướng bị béo phì, bệnh tim và trầm cảm vì ăn nhiều, lười vận động hoặc ít giao tiếp xã hội.

Biết Tuốt H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh