Một vài điều cần biết khi thực hiện liệu pháp tái đồng bộ tim

Liệu pháp tái đồng bộ tim có thể giúp người bệnh ổn định nhịp tim hiệu quả

Tim đập lúc nhanh lúc chậm, mệt mỏi, hụt hơi là bệnh gì?

Đâu là các thuốc điều trị nhịp tim nhanh, ổn định nhịp tim phổ biến?

Tim đập nhanh có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám?

Ngoại tâm thu thất chùm đôi là gì và cách trị thế nào?

Trường hợp nào nên thực hiện liệu pháp tái đồng bộ tim?

Liệu pháp tái đồng bộ tim phù hợp với người bệnh suy tim, rối loạn nhịp tim với phân suất tống máu thất trái thấp (dưới 35%), người bị nhịp nhanh với block nhánh trái… Liệu pháp tái đồng bộ tim cũng được khuyến cáo cho những người đang phải dùng máy tạo nhịp tim, người bệnh rung nhĩ với nhịp nhanh thất, người được khuyên nên cắt đốt nhĩ thất để điều chỉnh nhịp tim nhanh.

Liệu pháp tái đồng bộ tim có rủi ro gì không?

Liệu pháp tái đồng bộ tim được đánh giá là thủ thuật khá an toàn

Để thực hiện liệu pháp tái đồng bộ tim, các bác sỹ sẽ phải cấy ghép điện cực vào các buồng tim qua đường tĩnh mạch hoặc qua phẫu thuật mở lồng ngực. Dù được đánh giá là một thủ thuật khá an toàn, liệu pháp này vẫn có một vài rủi ro nhất định, ví dụ như:

- Nguy cơ nhiễm trùng.

- Các thiết bị cấy ghép vào cơ thể bị lỗi, bị dịch chuyển...

- Tổn thương mạch máu.

- Tăng áp lực lên tim.

- Tràn khí màng phổi hoặc xẹp phổi.

Một vài lưu ý quan trọng sau khi thực hiện liệu pháp tái đồng bộ tim

Theo bác sỹ Santosh Kumar Dora từ Viện Tim mạch châu Á (Ấn Độ), những người đã thực hiện liệu pháp tái đồng bộ tim nên chú ý một vài điều sau:

- Tránh đến gần các khu vực có từ trường mạnh.

- Tránh đưa điện thoại di động lại gần máy tạo nhịp tim. Tốt nhất, nên giữ 2 thiết bị cách nhau ít nhất 15cm.

- Nếu cần đi qua các khu vực kiểm tra an ninh (ví dụ như tại sân bay), bạn nên yêu cầu kiểm tra thủ công thay vì đi qua cổng dò kim loại.

- Chú ý kiểm tra máy tạo nhịp tim định kỳ (6 tháng/lần) hoặc theo yêu cầu của bác sỹ.

Mẹo giúp hồi phục tốt hơn sau khi thực hiện liệu pháp tái đồng bộ tim

Bác sỹ Santosh Kumar Dora cho biết, thông thường sau khi thực hiện phẫu thuật cấy ghép, người bệnh có thể xuất viện sau vài ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng hồi phục tốt hơn, bạn nên tránh tắm trong vòng 7 - 10 ngày, hoặc ít nhất là cho tới khi vết thương lành hẳn để tránh nhiễm trùng. Bạn cũng nên tránh cử động cánh tay quá mức trong ít nhất 3 tháng kể từ ngày phẫu thuật.

Vi Bùi H+ (Theo Onlymyhealth)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương với thành phần chính từ Khổ sâm dùng cho người rối loạn nhịp tim có công dụng:

- Hỗ trợ giúp người bị rối loạn nhịp tim giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực.

- Hỗ trợ giúp phòng ngừa nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.

Sản phẩm phù hợp cho người:

- Rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang).

- Đối tượng có nguy cơ cao như: Người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch…

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch