Người trẻ có bị thoái hóa điểm vàng không?

Thoái hóa điểm vàng khiến người trẻ bị giảm thị lực

Hướng điều trị mới nhờ phát hiện gene dẫn tới thoái hóa điểm vàng

40% người trên 75 tuổi có dấu hiệu thoái hóa điểm vàng

5 cách để bảo vệ đôi mắt khỏi thoái hóa điểm vàng

Làm sao phát hiện thoái hóa điểm vàng?

Bệnh loạn dưỡng điểm vàng là một trong những bệnh lý của giác mạc. Đây là một nhóm bệnh lý đặc biệt, biểu hiện bằng sự lắng đọng các chất bất thường trên giác mạc, có tính di truyền, thường xuất hiện cân xứng hai mắt với rất nhiều hình thái khác nhau.

Bệnh tiến triển thầm lặng với thị lực giảm dần mà không kèm theo các triệu chứng khác nên người bệnh thường được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Nếu không được điều trị, người bệnh sẽ bị mù. Loạn dưỡng điểm vàng thường ảnh hưởng đến viểm vàng. Người bị loạn dưỡng điểm vàng thường bị mất thị lực trung tâm.

Có 2 dạng thoái hóa điểm vàng ở người trẻ là bệnh loạn dưỡng điểm vàng Stargardt và loạn dưỡng điểm vàng Vitelliform

Người trẻ cũng có nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng

Bệnh loạn dưỡng điểm vàng Stargardt

Bệnh Stargardt là dạng phổ biến nhất của loạn dưỡng điểm vàng ở tuổi vị thành niên. Cứ 10.000 trẻ em Mỹ thì có 1 trẻ mắc bệnh. Bệnh Stargardt được đặt theo tên của một bác sỹ người Đức Karl Stargardt. Bệnh được phát hiện vào năm 1901. Bệnh Stargardt là một rối loạn di truyền do nguyên nhân gây mất thị lực qua việc bào mòn các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc ở trung tâm võng mạc nơi mà mắt có thể nhìn thấy các hình ảnh một cách sắc nét nhất.

Sự mất mát của các tế bào RPE trong mắt thường bắt đầu ở độ tuổi giữa 10 và 20 tuổi và dẫn đến các tế bào hình que và hình nón nhạy cảm với ánh sáng trong mắt chết đi. Điều này cuối cùng gây ra mất thị lực và thậm chí mù lòa.

Tế bào gốc giúp ngăn chặn suy giảm thị lực do bệnh Stargardt

Các triệu chứng của bệnh Stargardt:

- Nhìn mờ ở vùng thị lực trung tâm

- Hình ảnh méo mó

- Đường thẳng trở thành lượn sóng

- Không nhìn rõ màu

- Khó nhìn trong ánh sáng kém

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả bệnh Stargardt. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang hi vọng áp dụng phương pháp tế bào gốc và liệu pháp gen để điều trị bệnh. Mặc dù việc bổ sung vitamin rất hiệu quả trong việc điều trị thoái hóa điểm vàng tuy nhiên, với bệnh Stagardt, bệnh nhân không được tự ý bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin A. Vitamin có thể làm tăng sự tích tụ chất béo trong các tế bào võng mạc và có thể khiến người bệnh mất thị lực. Các bác sỹ khuyên người bệnh Stargardt nên đeo kính râm hoặc đội mũ rộng vành khi ra ngoài ánh nắng. Người bệnh cũng không nên hút thuốc để tránh bệnh trở nặng.

Loạn dưỡng điểm vàng Vitelliform

Loạn dưỡng điểm vàng Vitelliform khiến điểm vàng bị tổn thương nghiêm trọng ở vùng trung tâm. Bệnh này cũng do rối loạn gen di truyền gây ra. Bệnh loạn dưỡng điểm vàng Vitelliform thường bắt đầu khi trẻ được 6 tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường khó phát hiện trong những năm đầu vì khi mới mắc bệnh nhân thường không bị suy giảm thị lực. Tuy nhiên, tình trạng này thường đi không bị phát hiện trong nhiều năm vì thị lực có thể không giảm trong một thời gian khá lâu. Trong bệnh này, các tế vào võng mạc bị thoái hóa và tích tụ trong điểm vàng. Theo thời gian, các tế bào này sẽ làm tổn hại đến các tế bào và ảnh hưởng đến thị lực trung tâm.

Loạn dưỡng điểm vàng Vitelliform khiến điểm vàng bị tổn thương nghiêm trọng 


Triệu chứng của bệnh loạn dưỡng điểm vàng Vitelliform: Bác sỹ có thể phát hiện sự tích tục lipofuscin ở điểm vàng hoặc võng mạc trung tâm. Điểm vàng thường bị tổn thương lớn hình bầu dục như lòng đỏ trứng gà. Các bác sỹ có thể dễ dàng phát hiện bệnh qua kiểm tra mắt. Mặc dù thị lực của người bị bệnh Viteliform cũng bị suy giảm, tuy nhiên nó được phân thành nhiều giai đoạn:

- Giai đoạn 1:  Trong giai đoạn này, thị lực ở mức độ bình thường 20/20. Bệnh nhân có một số thay đổi trong điểm vàng, nhưng thị lực chưa thay đổi nhiều.

- Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, thị lực có thể thay đổi từ 20/20 đến 20/50 và điểm vàng bắt đầu bị thoái hóa. Bệnh nhân bắt đầu nhìn mờ.

- Giai đoạn 3: Tầm nhìn có thể vẫn còn trong 20/20 đến 20/50, các tế bào bị thoái hóa và tích tụ nhiều hơn ở võng mạc, lúc này võng mạc của bệnh nhân bắt đầu bị teo lại

- Giai đoạn 4: Tầm nhìn chỉ còn 20/100.Ở giai đoạn này, điểm vàng của bệnh nhân bị thoái hóa nghiêm trọng

- Giai đoạn 5: Tầm nhìn có thể giảm xuống 20/200 hoặc tệ hơn trong giai đoạn này. Ở giai đoạn này các triệu chứng tương tự thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

- Giai đoạn 6: Trong giai đoạn này, các mạch máu bị rò rỉ ra từ màng mạch, chúng có thể tích tụ lại ở giữa màng mạch và lớp biểu mô sắc tố võng mạc. Sự tích tụ này sẽ khiến điểm vàng bị sưng lên và dẫn tới mất thị lực.

Điều trị loạn dưỡng điểm vàng Vitelliform thế nào: Các phương pháp điều trị loạn dưỡng điểm vàng Vitelliform hiện nay gồm điều trị với các thuốc chống yếu tố tăng sinh nội mô mạch máu (anti VEGF). Thuốc này không thể chữa khỏi loạn dưỡng điểm vàng Vitelliform nhưng nó giúp cải thiện thị lực trong thời gian ngắn cho bệnh nhân. 

Làm gì để phòng thoái hóa điểm vàng ở người trẻ?

Kiểm tra mắt định kỳ giúp phát hiện sớm những bất thường về mắt. Bạn hãy thông báo cho bác sỹ nếu các thành viên trong gia đình có dấu hiệu bị thoái hóa điểm vàng hoặc loạn dưỡng điểm vàng.

Với những người có nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng thì ngay từ khi còn trẻ cần chú ý bổ sung cho mình những dưỡng chất cần thiết cho mắt như kẽm, vitamin B2… kết hợp với các hoạt chất của y học hiện đại như Quercetin, Alpha Lipoic Acid là nhóm chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng thẩm thấu vào các mô thần kinh trong mắt để dọn dẹp các gốc tự do – yếu tố căn nguyên gây ra thoái hóa điểm vàng, nhờ đó sẽ bảo vệ đôi mắt của bạn luôn sáng khỏe tự nhiên.

Thanh Tú H+ (Theo Very Well)

 

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng Minh Nhãn Khang hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng



Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt