Liệu pháp tái đồng bộ tim - “cứu cánh” cho người rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có thể gây ra các triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực… rất khó chịu

Tim đập lúc nhanh lúc chậm, mệt mỏi, hụt hơi là bệnh gì?

Tim đập nhanh có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám?

Ngoại tâm thu thất chùm đôi là gì và cách trị thế nào?

Rối loạn nhịp tim có làm giảm tuổi thọ trung bình?

Tại sao bạn bị rối loạn nhịp tim?

Thông thường, các buồng tim co bóp một cách tuần tự để đưa máu đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quá trình này bị xáo trộn, trở nên mất đồng bộ và gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim. Có 3 dạng mất đồng bộ chính như sau:

- Mất đồng bộ trong quá trình co bóp giữa thất trái và thất phải.

- Mất đồng bộ trong quá trình co bóp giữa các vùng khác nhau trong thất trái.

- Mất đồng bộ trong quá trình co bóp giữa tâm thất và tâm nhĩ.

Các bác sỹ có thể xác định tình trạng mất đồng độ giữa các buồng tim thông qua kết quả điện tâm đồ, siêu âm tim…

Liệu pháp tái đồng bộ tim là gì?

Liệu pháp tái đồng bộ tim có thể giúp người bệnh ổn định nhịp tim

Theo bác sỹ Santosh Kumar Dora từ Viện Tim mạch châu Á (Ấn Độ): “Trong một số trường hợp nhất định như block nhánh trái, tâm thất co bóp không đồng bộ… gây rối loạn nhịp tim, người bệnh có thể cần thực hiện liệu pháp tái đồng bộ tim. Đây là phương pháp giúp điều hòa nhịp tim, thiết lập lại sự co bóp đồng thời của các buồng tâm thất, từ đó giúp tim bơm máu hiệu quả hơn”.

Liệu pháp tái đồng bộ tim không chỉ giúp cải thiện nhịp tim ở những người có nhịp tim không đều, mà còn có thể cải thiện các triệu chứng liên quan tới rối loạn nhịp tim.

Liệu pháp tái đồng bộ tim được thực hiện như thế nào?

Nhiều chuyên gia cho biết, liệu pháp tái đồng bộ tim có thể làm giảm nguy cơ nhập viện, giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh rối loạn nhịp tim, suy tim. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng một số trường hợp rối loạn nhịp tim cụ thể (ví dụ như rung nhĩ dai dẳng, block nhánh phải…) liệu pháp tái đồng bộ tim có thể không mang lại hiệu quả.

Do đó, bạn nên trao đổi kỹ với bác sỹ nếu mình có thể thực hiện liệu pháp này để ổn định nhịp tim. Nhìn chung, để thực hiện phương pháp này, các bác sỹ sẽ phải cấy ghép điện cực vào các buồng tim qua đường tĩnh mạch hoặc qua phẫu thuật mở lồng ngực.

Các điện cực này sau đó sẽ được nối với máy tạo nhịp tim. Tín hiệu điện từ máy sẽ kích thích quá trình co bóp đồng bộ giữa các buồng tim, từ đó giúp trái tim bơm máu hiệu quả hơn.

Các thiết bị dùng trong liệu pháp tái đồng bộ tim

- Liệu pháp tái đồng bộ tim với máy tạo nhịp tim (CRT-P): Thiết bị này có 3 dây dẫn (điện cực) kết nối máy tạo nhịp tim với buồng trên bên phải của tim (tâm nhĩ phải) và cả 2 buồng tim dưới (tâm thất).

- Liệu pháp tái đồng bộ tim với máy tạo nhịp tim và ICD (CRT-D): Người bị suy tim có nguy cơ tử vong đột ngột có thể được trợ giúp từ máy khử rung tim (ICD). Thiết bị này có thể phát hiện nhịp tim nguy hiểm và tạo ra cú sốc điện mạnh hơn so với máy tạo nhịp tim. Trong trường hợp này, thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim hoạt động như máy điều hòa nhịp tim và máy khử rung tim.

Trong các bài viết tiếp theo, Health+ sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm một vài điều bạn cần biết về liệu pháp tái đồng bộ tim, bao gồm cả những lưu ý giúp bạn hồi phục tốt hơn sau khi điều trị.

Vi Bùi H+ (Theo Onlymyhealth)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - Hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch