Làm thế nào để đối phó với tăng huyết áp?

Cải thiện chế độ ăn uống là cách kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả

Tăng huyết áp có thể dẫn đến co rút não ở người trẻ tuổi

Nguyên nhân gây tăng huyết áp – hiểu đúng để điều trị hiệu quả?

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh cao huyết áp?

Chế độ ăn thiếu kẽm có thể gây tăng huyết áp

Ăn chuối

Chuối giàu kali nên có thể mang lại lợi ích trong việc kiểm soát huyết áp của bạn. Kali có thể làm giảm tác dụng của natri, từ đó ngăn ngừa tăng huyết áp.

Uống nước dừa

Nước dừa cung cấp kali, khoáng chất có công dụng hạ huyết áp và giảm tác động tiêu cực của muối. Nước dừa cũng chứa các acid béo giúp tăng hấp thu calci và magne, có lợi cho hoạt động chức năng của gan. Cùng với việc uống nước dừa, người bị huyết áp cao cũng nên giữ thói quen uống từ 8 - 10 cốc nước mỗi ngày.

Ăn tỏi

 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đặc tính của tỏi có thể làm giảm huyết áp hiệu quả. Người bệnh huyết áp cao nên ăn từ 1 - 2 tép tỏi hàng ngày. Việc này không chỉ giúp kiểm soát huyết áp mà còn cải thiện lưu lượng máu, ngăn ngừa đầy bụng và khó tiêu.

Hạn chế uống rượu và bỏ thuốc lá

Rượu bia và thuốc lá nên được hạn chế, đặc biệt là với người bệnh huyết áp cao

Rượu và thuốc lá nên được loại bỏ hoàn toàn nếu bạn đang bị huyết áp cao. Cả hai thói quen xấu này đều có thể gây hại cho sức khỏe của bạn theo nhiều cách khác nhau mà bạn không thể tưởng tượng. Ngoài tăng huyết áp, chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, ung thư, bệnh tim và nhiều hơn nữa.

Hạn chế thực phẩm chế biến và đóng gói

Dù tiện lợi đến mấy thì những thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn đều không thể cung cấp đầy đủ về mặt dinh dưỡng dành cho bạn. Ngoài ra, để tăng thời hạn sử dụng, các thực phẩm này được thêm vào nhiều muối và chất bảo quản có hại. Thay vì ăn các loại thực phẩm này, bạn nên ăn nhiều trái cây và rau củ tươi nếu muốn kiểm soát huyết áp.

Trần Lưu H+ (Theo Ndtv.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch