Infographic: Rung nhĩ ảnh hưởng thế nào tới cơ thể bạn?

Rung nhĩ có thể gây ra các biến chứng tim mạch như suy tim, đột quỵ

Ăn chocolate đen có thể giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim

Phụ nữ mang thai bị rung nhĩ quản lý bệnh thế nào?

3 lý do người bị rối loạn nhịp tim nhanh nên tập yoga

Giấc ngủ tốt có quan trọng với người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh?

Rung nhĩ, rối loạn nhịp tim có thể khiến tim bơm máu kém hiệu quả, làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ. Dưới đây là những ảnh hưởng của rung nhĩ tới cơ thể:

Với hệ tuần hoàn:

Rung nhĩ xảy ra khi hệ thống điện tim bị lỗi nhịp, khiến tim đập bất thường, đánh trống ngực trong lồng ngực.

Theo thời gian, rung nhĩ sẽ khiến tim bị yếu đi, bơm máu không hiệu quả khiến máu ứ đọng lại trong tâm nhĩ. Điều này có thể khiến bạn thấy khó thở, đau tức ngực, huyết áp thấp và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.

Với hệ thần kinh trung ương:

Rung nhĩ có thể làm tăng cao nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não). Rung nhĩ khiến máu ứ đọng trong tâm nhĩ, dẫn tới hình thành cục máu đông. Khi tim bơm máu, cục máu đông có thể đi lên não, gây nghẽn mạch não, tạo thành cơn đột quỵ.

Tốt hơn hết, người bệnh rung nhĩ nên chú ý tới một số dấu hiệu cảnh báo đột quỵ như đau đầu dữ dội, không thể nói chuyện một cách lưu loát… Tham khảo ý kiến bác sỹ về việc sử dụng thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ đột quỵ do rung nhĩ.

Với hệ hô hấp:

Tim bơm máu không đều có thể khiến máu bị đẩy ngược vào phổi. Điều này có thể khiến bạn bị thuyên tắc phổi, biểu hiện bởi các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, giảm khả năng vận động.

Một vài ảnh hưởng khác:

Một số người bệnh rung nhĩ có thể bị phù bắp chân, mắt cá chân, bàn chân. Ngoài ra, rung nhĩ cũng có thể khiến bạn tăng cân, buồn ngủ, thay đổi tâm trạng (dễ cáu kỉnh hơn).

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực cho người bệnh rung nhĩ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch