Hướng dẫn 10 cách thay đổi lối sống giúp giảm đau mạn tính

Cơn đau mạn tính sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh

Thôi miên có giúp giảm đau khớp?

Uống thuốc giảm đau mà mất ngủ - thà không uống còn hơn

Đau đầu mạn tính vì công nghệ hiện đại

Hơn 30% người dân TP.HCM bị đau mạn tính

Các nguyên nhân thường gặp nhất gây đau mạn tính là đau đầu, đau lưng hoặc chấn thương. Đau mạn tính cũng bắt nguồn từ các tình trạng như viêm khớp, đau xơ cơ và ung thư. Đau mạn tính gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày và công việc của bạn.

Đau mạn tính cũng khiến bạn phải hạn chế các hoạt động thể chất của mình để giảm cơn đau, điều này có thể khiến bạn bị cô lập khỏi xã hội. Đau mạn tính cũng có thể ảnh hưởng đến tinh thần và cảm xúc của người bệnh. Bạn có thể bị trầm cảm và căng thẳng khi bị đau mạn tính.

Có nhiều trường hợp chuyên gia nhận định rằng không có cách chữa trị cho tình trạng đau mạn tính của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng. Điều quan trọng trong trường hợp này là không nên dùng tăng liều thuốc giảm đau, bạn nên xác định nguyên nhân gốc rễ gây đau mạn tính. Seema Giri – tác giả của cuốn sách The Authorities – Powerful Wisdom from Leaders in the Field người trong nhiều năm đang phải đối mặt với chứng đau mạn tính do đau cơ xơ hóa, suy giáp và viêm khớp dạng thấp, cho biết: “Tôi đã và đang trải qua một bệnh tự miễn. Đau khổ vì một bệnh tự miễn có thể gây tổn hại nặng nề cho cơ thể của bạn. Tôi đã phải sống với những cơn đau do bệnh tự miễn gây ra trong nhiều năm (từ khi còn nhỏ cho đến khi tôi trưởng thành). Cho đến sau khi làm mẹ, tôi đã có ý thức thay đổi bản thân mình để giảm những cơn đau, từ đó có thể chăm sóc con trai mình tốt hơn”.

Dưới đây là 10 lời khuyên của Seema mà bạn có thể thực hiện ngay hôm nay để giảm đau mạn tính:

1.Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Nên thêm rau củ vào chế độ ăn uống, ăn càng nhiều rau xanh càng tốt. Nếu có thể, bạn hãy ăn các loại rau, củ, quả có nguồn gốc hữu cơ. Bạn cũng có thể thử áp dụng các chế độ ăn kiêng, bắt đầu bằng việc loại bỏ gluten, sữa và thịt đỏ.

2. Hãy chắc chắn rằng hệ thống bài tiết của bạn đang hoạt động tốt: Nên theo dõi việc đi tiểu và bài tiết của cơ thể thường xuyên bởi chất độc hại tích tụ trong cơ thể có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc biệt, các nhà khoa học khuyên bạn nên bổ sung từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để tăng cường đào thải các chất có hại ra bên ngoài.

3. Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng nói chung mà còn là một cách đơn giản giúp giảm đau hiệu quả. Vì đây là hoạt động kích thích cơ thể tiết ra endorphin – một chất có tác dụng giảm đau tự nhiên.

4. Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi sau một ngày hoạt động.

5. Tự yêu thương bản thân mình

6. Kiểm soát cảm xúc của bản thân

7. Không nên lao động, làm việc quá sức

8. Sắp xếp thời gian tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí để tinh thần được thoải mái, thư giãn.
9. Giảm căng thẳng: Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh những yếu tố gây căng thẳng, áp lực cũng là một cách giúp cải thiện chứng đau mạn tính hiệu quả.

10. Sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp giảm đau: Đau là một cảm giác đặc biệt, thông báo cho não biết kích thước có hại cho cơ thể và cần có các cơ chế sinh lý và tâm lý để loại trừ kích thích đó. Do vậy, ngoài dùng thuốc giảm đau, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên chiết xuất từ vỏ cây liễu và các thảo dược quý khác để giảm đau.

Thanh Tú H+ (Theo TheHealthsite)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương - Hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng
Thành phần: Oncolysin (Cao Sơn đậu căn, Methylsulfonylmethan, kẽm salicylat), Chiết xuất vỏ cây liễu, Cao Bán biên liên, 
Cao Tô mộc, Cao Huyền hồ sách, Cao Tam lăng, Magnesi (dưới dạng Magnesium gluconat, magnesium chloride), Mangan (dưới dạng Manganese gluconate), Đồng (dưới dạng copper gluconate), Lactose, microcrystalline cellulose, magnesium stearate, hydroxypropyl methyl cellulose, brown iron oxide vừa đủ.
Công dụng: Hỗ trợ giảm đau, tiêu sưng, dùng cho người bị chứng đau đầu, đau xương khớp, phụ nữ đau bụng kinh.
XNQC: 00267/2019/ATTP-XNQC
* sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp