Ho nhiều vào ban đêm: Áp dụng ngay những cách này!

Ho nhiều vào ban đêm có thê do hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản

Viêm họng mạn tính phải làm gì để không ho nhiều?

Ho nhiều sau khi tập thể dục do đâu?

Vì sao trẻ hay ho đêm?

Bé bị ho, nôn trớ nhiều có phải do trào ngược dạ dày?

Có nhiều biện pháp khắc phục hoặc ngăn ngừa ho vào ban đêm ở cả người lớn và trẻ em, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.

1. Nâng cao đầu giường khi ngủ 

Nâng cao đầu giường khi ngủ sẽ giúp hạn chế dịch nhầy từ mũi chảy xuống cổ họng, gây ho.

2. Dùng máy tạo độ ẩm 

Không khí khô, nóng có thể gây kích ứng cổ họng và đường thở. Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng cũng có thể giúp không khí ẩm, không quá khô. Điều này sẽ giúp bạn đỡ bị ho vào ban đêm. 

3. Dùng mật ong 

Mật ong và đồ uống ấm có thể giúp làm loãng chất nhầy trong cổ họng. Pha 2 thìa cà phê mật ong vào một loại trà không chứa caffeine, chẳng hạn như trà thảo mộc. Uống trà này trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm ho. Tuy nhiên, bạn nên nhớ không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong, để tránh bị ngộ độc.

4. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản 

Ở người bệnh trào ngược dạ dày thực quản, khi nằm xuống, acid dạ dày dễ bị chảy ngược vào thực quản. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ho vào ban đêm. Để giảm ho, bạn nên tránh các thực phẩm khiến bệnh thêm trầm trọng. Nếu bạn không biết rõ thực phẩm nào gây ra điều này, thì nên ghi lại nhật ký ăn uống hàng ngày. 

Sau khi ăn khoảng 2,5 tiếng mới nên nằm xuống, đồng thời nên nâng cao đầu giường khi ngủ để tránh bị trào ngược acid dạ dày. 

Nâng cao đầu giường khi ngủ sẽ giúp giảm ho nhiều vào ban đêm

5. Dùng máy lọc không khí và loại bỏ các tác nhân gây dị ứng trong phòng ngủ 

Khi hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với chất gây dị ứng, các triệu chứng dị ứng như ho có thể xảy ra. Dị ứng bụi là nguyên nhân phổ biến gây ho, đặc biệt là vào ban đêm - nếu trên giường có nhiều bụi hoặc vẩy da, lông thú cưng. 

Bạn nên dùng máy lọc không khí trong phòng ngủ để loại bỏ các chất gây dị ứng. Đừng cho vật nuôi vào trong phòng ngủ hoặc leo lên giường nằm. Dọn sạch phòng ngủ, thay giặt ga giường mỗi tuần một lần. 

6. Đuổi gián 

Nước bọt, phân và các bộ phận cơ thể của gián có thể gây ho và các triệu chứng dị ứng khác. Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ, gián là nguyên nhân phổ biến gây dị ứng và lên cơn hen. Để ngăn ngừa gián trong nhà, bạn nên đóng kín các hộp đựng thức ăn, thực phẩm, để không thu hút gián. Bỏ báo, tạp chí cũ đi, tránh để bụi bẩn tích trữ và gián ẩn nấp. Nếu nhà có nhiều gián, cần có biện pháp đuổi hoặc diệt gián. 

7. Điều trị viêm xoang 

Nước mũi, dịch nhầy từ xoang chảy xuống cổ họng khi nằm sẽ gây ho. Nếu ho nhiều vào ban đêm do viêm xoang, bạn cần phải điều trị viêm xoang ngay. Bạn có thể phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị, dùng dụng cụ rửa mũi để làm sạch xoang. 

8. Nghỉ ngơi nhiều và uống thuốc thông mũi khi bị cảm lạnh 

Ho cũng có thể là triệu chứng cảm lạnh. Ho có thể trở nặng hơn vào ban đêm hoặc khi bạn nằm xuống. Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, ăn súp gà, uống nhiều nước sẽ giúp bạn nhanh khỏe lại. Với người lớn và trẻ em trên 6 tuổi, có thể uống thuốc ho nếu bị ho nặng. Dùng thuốc xịt mũi sẽ giúp giảm chất nhầy chảy xuống cổ họng gây ho vào ban đêm. Lưu ý, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ hoặc chuyên gia. 

9. Điều trị hen suyễn 

Hen suyễn khiến đường thở bị viêm và hẹp. Ho khan là triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn. Có thể bạn sẽ cần dùng thuốc hít để điều trị hen suyễn.

10. Bỏ thuốc lá 

Nghiện thuốc lá có thể gây ho mạn tính. Bỏ thuốc lá không phải là điều dễ dàng, nhưng bạn nên có kế hoạch để từ bỏ. Nếu bỏ thuốc lá, không chỉ tình trạng ho của bạn sẽ được cải thiện mà sức khỏe tổng thể cũng sẽ cải thiện hơn. 

Trẻ bị ho nhiều vào ban đêm: Làm thế nào để giúp bé? 

Dùng máy tạo ẩm trong phòng ngủ của trẻ có thể giúp làm dịu cơn ho. Nếu trẻ ho nghe như tiếng sủa, hãy đưa trẻ vào phòng tắm đã mở vòi nước nóng để hơi nước nóng tỏa khắp phòng. Cho trẻ ngồi trong phòng tắm khoảng 20 phút, trẻ sẽ thấy dễ thở hơn. 

Không khí mát có thể làm giảm ho, nhưng hãy cẩn thận nếu trẻ bị hen suyễn vì nó có thể làm cơn hen nặng thêm. Với trẻ dưới 3 tuổi, bạn đừng cho trẻ uống thuốc ho mà không hỏi ý kiến bác sỹ. 

Bạn nên cho trẻ đi khám ngay nếu trẻ bị ho kèm theo: Sốt, nôn, thở nhanh hoặc khó thở, thở khò khè. Bạn nên gọi cho bác sỹ hoặc đi cấp cứu ngay nếu trẻ bị ho kèm theo tiếng rít hay có đờm màu xanh lá cây, vàng hoặc có lẫn máu. 

Làm gì khi bị ho nặng

Ho nặng vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo suy tim, các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 

Ung thư phổi và có cục máu đông trong phổi cũng là nguyên nhân gây ho nặng, nhưng ít phổ biến hơn. 

Bạn nên đi khám ngay, nếu: 

- Bị sốt trên 38 độ C
- Khó thở
- Nghẹt thở
- Chân hoặc bụng sưng trướng
- Thở khò khè
- Có đờm xanh, vàng hoặc có máu
- Ho kéo dài hơn 3 tuần.

Vân Anh H+ (Theo healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp