Ho mãi không khỏi là mắc bệnh gì?

Ho mãi không khỏi có thể do nhiều bệnh nguy hiểm

Trẻ sơ sinh bị ho, bố mẹ nên làm gì để trị ho cho bé?

Ngứa họng, ho khan và các biện pháp điều trị tự nhiên

5 biện pháp tự nhiên giúp ngăn chặn cơn ho

Trẻ bị ho có đờm nên uống thuốc gì?

1. Viêm xoang

Cảm lạnh hoặc dị ứng cũng có thể tiến triển thành viêm xoang. Chất nhầy đặc từ mũi chảy xuống họng, gây ho. Bạn cũng có thể bị đau ở hàm trên, răng, tai hoặc cổ họng. Theo Phòng khám Mayo, ho do viêm xoang thường nặng hơn vào ban đêm. 

2. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là khi thức ăn di chuyển từ dạ dày lên thực quản, gây khó chịu hoặc ợ nóng. Tiến sỹ Zab Mosenifar - chuyên gia về phổi và là Phó Chủ tịch của phòng Y khoa tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai, Los, cho biết bạn có thể tỉnh dậy giữa đêm để ho vì những hạt nhỏ thức ăn bị chảy vào đường thở. 

3. Suyễn

Ho mãi không khỏi có thể do bệnh suyễn. Khi mắc bệnh suyễn, lớp lót đường hô hấp bị sưng và viêm. Chúng có thể bị co lại vì ô nhiễm không khí, lông vật nuôi, phấn hoa, bụi, khói, hóa chất, thời tiết lạnh và căng thẳng. Ngoài ho, các triệu chứng hen còn bao gồm: Thở khò khè, co thắt chặt ngực và hụt hơi.

4. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Nguyên nhân chính gây bệnh là hút thuốc lá. Các nguyên nhân khác bao gồm hút thuốc lá thụ động, ô nhiễm không khí, khói lò hoặc ô nhiễm. 

Ngoài ho mãi không khỏi, các triệu chứng khác gồm: Viêm phổi thường xuyên, thở khò khè, thở dốc (đặc biệt là gắng sức), thiếu năng lượng, sưng chân hoặc môi thâm tím. 

5. Xơ hóa phổi

Xơ hóa phổi, sẹo ở phổi thường gặp ở những người đã từng hút thuốc lá. Nhưng theo NHLBI, xơ hóa phổi có thể không có nguyên nhân rõ ràng. Các sẹo ở phổi có thể ngăn ngừa oxy vào dòng máu. Xơ hóa phổi thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi. Khi bị chẩn đoán, người bệnh chỉ sống được thêm 3 - 5 năm.

6. Co thắt phế quản

Khi bị co thắt phế quản, đường hô hấp mất khả năng làm sạch chất nhầy và bị nhiễm trùng. Bệnh có thể tăng nặng nguy hiểm. Co thắt phế quản thường gặp ở phụ nữ trung niên đã từng bị viêm phổi. Nhiễm trùng có thể gây ra các lỗ hổng nhỏ trong phổi, dẫn đến viêm.

Các triệu chứng gồm: Ho ra chất nhầy màu vàng hoặc xanh lá cây, mệt mỏi, thở dốc, sốt hoặc ớn lạnh, thở khò khè. 

7. Lao

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), các triệu chứng của bệnh lao gồm: Ho, không thèm ăn, sốt. 

8. Ung thư phổi

Ung thư phổi thường do hút thuốc, nhưng kể cả người không hút thuốc lá cũng có thể bị bệnh. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ung thư phổi là tiếp xúc với khí radon. Khi radon có ở trong gia đình và cả nơi làm việc. 

Thật không may, hầu hết các triệu chứng của ung thư phổi không xuất hiện cho đến giai đoạn sau của bệnh. Các triệu chứng của ung thư phổi có thể bao gồm ho ra máu, ho mãi không giảm, khó thở, thở khò khè, tức ngực, giọng khàn, giảm cân, đau đầu, đau xương, theo Mayo Clinic.

9. Suy tim

Ho mạn tính cũng có thể là một dấu hiệu của suy tim. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên đi khám ngay nếu bị ho cùng với một hoặc nhiều triệu chứng khác như: Thở dốc, buồn nôn, sưng tấy vì tích tụ chất lỏng, mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh...

Dấu hiệu cảnh báo

Các chuyên gia cho rằng, ho mạn tính - ho mãi không khỏi cần được kiểm tra nếu đi kèm với bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: 

- Ho ra máu

- Giảm cân dù không cố gắng giảm

- Đau ngực

- Khó thở. 

An An H+ (Theo huffingtonpost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp