Một vài điều bạn cần biết trước khi đi hiến máu

Hiến máu là một hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa, tốt cho sức khỏe

Thời tiết cả nước dịp trước và trong Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 như thế nào?

Chuyên gia chia sẻ: Nên ăn gì trước và sau khi tập luyện

Bổ sung dầu cá có thể giúp tăng số lượng "tinh binh" ở nam giới

Dùng TPCN Kim Thần Khang có giúp được trẻ bị tổn thương tâm lý?

Theo Lisa Hooke, lãnh đạo ngân hàng máu tại Bệnh viện Sharp Grossmont (Mỹ), dưới đây là một vài điều bạn cần biết trước khi đi hiến máu:

Tại sao hiến máu là một việc làm quan trọng?

Trong trường hợp ai đó bị mất máu và các chế phẩm máu, họ sẽ chỉ có thể khắc phục vấn đề này bằng cách nhận máu từ người hiến tặng. Nhìn chung, có rất nhiều trường hợp người bệnh cần được truyền máu, ví dụ như khi làm các phẫu thuật; Mất máu do chấn thương, chảy máu; Do bệnh tật…

Tuy nhiên, máu và các chế phẩm máu cũng có hạn sử dụng. Do đó, hầu như lúc nào cũng cần tới những người hiến máu.

Điều kiện để được hiến máu?

Nhìn chung, tất cả mọi người trong độ tuổi từ 18 trở lên, có sức khỏe tốt và khỏe mạnh đều có thể tham gia hiến máu. Thông thường, người hiến máu phải có cân nặng ít nhất 42kg (đối với phụ nữ) và ít nhất 45kg (đối với nam giới). Lượng máu hiến mỗi lần không quá 5 - 7ml/kg cân nặng và tổng cộng không quá 450ml/lần.

Quy trình trước khi tham gia hiến máu bao gồm những bước sau:

Bạn sẽ được thực hiện một cuộc kiểm tra ngắn trước khi hiến máu

- Bước 1: Đăng ký tham gia hiến máu theo mẫu: Người hiến máu dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về hiến máu qua tài liệu tại điểm hiến máu hoặc trao đổi với các tuyên truyền viên, nhân viên y tế; Xuất trình giấy tờ tùy thân và điền vào phiếu đăng ký hiến máu theo hướng dẫn.

- Bước 2: Khám và tư vấn sức khoẻ: Các bác sỹ sẽ tư vấn để khai thác các tiền sử bệnh lý liên quan tới sức khỏe của người hiến máu, nhằm khẳng định rằng bạn đã có hiểu biết đầy đủ về việc hiến máu và hoàn toàn thoải mái, tự nguyện tham gia hiến máu.

Tiếp theo, bác sỹ sẽ khai thác các yếu tố hành vi nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường truyền máu như HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét cũng như các bệnh có thể lây nhiễm qua đường truyền máu.

Các bác sỹ sẽ tiến hành khám sức khỏe cho người hiến máu để đảm bảo rằng bạn hoàn toàn khỏe mạnh, không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người nhận máu.

- Bước 3: Xét nghiệm máu: Người hiến máu sẽ được làm các xét nghiệm kiểm tra trước hiến máu, bao gồm:

+ Huyết sắc tố: Đây là thành phần quan trọng của hồng cầu. Xét nghiệm này nhằm đảm bảo máu của người hiến đủ chất lượng theo quy định để truyền cho người bệnh. Bạn sẽ đạt tiêu chuẩn hiến máu khi lượng huyết sắc tố đạt trên 120gr/L.

+ Xét nghiệm nhanh virus viêm gan B để đảm bảo những người có virus viêm gan B không tham gia hiến máu.

Dựa vào các chỉ số trên, các y tá, bác sỹ có thể đưa ra quyết định bạn có đủ điều kiện hiến máu hay không.

Khi nào bạn không được hiến máu?

Có nhiều lý do khiến bạn có thể bị từ chối hiến máu, bao gồm:

- Bạn đã từng đi du lịch đến một vùng dịch sốt rét trong vòng 1 năm trở lại đây.

- Bạn bị sốt tại thời điểm đi hiến máu, đang dùng thuốc kháng sinh hoặc cảm thấy không khỏe.

- Bạn đã từng sử dụng thuốc tiêm hoặc đã từng mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).

- Thời gian gần đây bạn đã tiếp xúc với người bệnh hoặc bản thận bạn mắc viêm gan, sốt rét…

- Bạn có các triệu chứng nhiễm HIV.

- Bạn đã được truyền máu trong vòng 12 tháng qua.

Vi Bùi H+ (Theo Sharp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học