Giới tính, tuổi tác, yếu tố gia đình làm tăng nguy cơ mắc Parkinson?

Nghiên cứu xem xét các yếu tố lối sống, nghề nghiệp… và nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Co cứng tay, phải gồng mỗi khi viết là bệnh gì?

Run tay chân sau tai biến, uống TPBVSK Vương Lão Kiện có đỡ không?

Các loại thuốc điều trị run tay phổ biến và lưu ý khi sử dụng

Cây thiên ma có tác dụng gì trong hỗ trợ điều trị run tay chân?

Hiện các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi về nguyên nhân chính xác gây bệnh Parkinson. Tuy nhiên, đa số các chuyên gia đều cho rằng căn bệnh này có thể phát sinh từ sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường.

Theo đó, các nhà khoa học Ý đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của các yếu tố như di truyền, nghề nghiệp, chế độ ăn uống… tới nguy cơ khởi phát bệnh Parkinson. Nghiên cứu của họ dựa trên dữ liệu từ 634 người (365 nam và 269 nữ) mắc bệnh Parkinson vô căn (không rõ nguyên nhân), được điều trị trong khoảng thời gian từ năm 2011 - 2015.

Người cao tuổi, giới tính nam có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tiến hành so sánh nhóm bệnh nhân trên với một nhóm đối chứng bao gồm 532 người (261 nam và 271 nữ) tương đồng về giới tính, độ tuổi, nhưng không mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson.

Tất cả những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu hoàn thành một bảng hỏi, bao gồm các thông tin về gia đình, nghề nghiệp, lối sống, môi trường sống… Sau đó, các nhà khoa học dựa vào các phân tích thống kê để tính toán nguy cơ mắc bệnh Parkinson, dựa theo từng yếu tố này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp hơn 26% so với nam giới. Những người cao tuổi (65 tuổi trở lên) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn từ 57 - 92% so với những người dưới 59 tuổi.

Ngoài ra, những người có người thân mắc bệnh Parkinson cũng có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi người bình thường. Nguy cơ này còn có thể tăng cao hơn (tới 65%) nếu đối tượng nghiên cứu sống tại các vùng đô thị.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng thói quen sống cũng ảnh hưởng nhiều tới nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Theo đó, những người ăn nhiều rau củ, trái cây có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 63%. Ngược lại, những người hay uống đồ uống có gas, hay ăn thịt đỏ… có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với những người không hay ăn các thực phẩm này.

Với yếu tố nghề nghiệp, các nhà khoa học nhận thấy những người là bác sỹ, phi công có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao gấp 3 - 5 lần so với những người làm các công việc bàn giấy.

Các nhà khoa học hy vọng kết quả nghiên cứu này có thể góp phần mở ra hướng đi mới trong việc tầm soát, phòng ngừa sớm bệnh Parkinson. “Các kỹ thuật giám sát sinh học dựa trên bộ gene, tính cách, lối sống, tuổi tác, các bệnh đi kèm… của cá nhân nên được áp dụng để xây dựng mô hình toàn diện hơn, phòng ngừa bệnh Parkinson từ sớm”.

Vi Bùi H+ (Theo Parkinsonsnewstoday)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng giúp giảm run chân tay

Khi bị run chân tay, run cằm, run môi hoặc run toàn thân, bạn không chỉ gặp phải khó khăn khi thực hiện công việc hàng ngày mà trở ngại lớn nhất chính là sự ngại ngùng trong giao tiếp. Trầm cảm và lo lắng cũng có thể xảy ra, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Với thành phần chính từ Thiên ma, Câu đằng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện là lựa chọn cho người bị run chân tay, hỗ trợ giúp giảm run và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. 

Sản phẩm phù hợp cho những trường hợp bị run khi cầm nắm, đi đứng run rẩy, nói run run ở những người bị run vô căn, bệnh Parkinson, sau tai biến mạch máu não, run ở người cao tuổi.

Sử dụng Vương Lão Kiện mỗi ngày để run chân tay không còn là rào cản trong cuộc sống!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh