Biến chứng có thể xảy ra khi truyền tiểu cầu do sốt xuất huyết

Bạn có nguy cơ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu phải truyền tiểu cầu

7 bệnh có thể lây qua đường truyền máu mà bạn cần lưu ý

Tại sao bệnh sốt xuất huyết có thể gây tử vong?

Người bị đái tháo đường cần đặc biệt cẩn thận với sốt xuất huyết

Giảm tiểu cầu nguy hiểm như thế nào?

Vai trò của tiểu cầu với cơ thể

Tiểu cầu là các tế bào có chức năng cầm máu, bằng cách làm máu vón cục và đông lại khi mạch máu bị thương. Với người khỏe mạnh, số lượng tiểu cầu trung bình là khoảng 150.000 - 400.000 đơn vị/mm3 máu.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh sốt xuất huyết, ung thư máu, lượng tiểu cầu trong cơ thể có thể bị suy giảm, dẫn đến nguy cơ mất máu nghiêm trọng.

Tiểu cầu có vai trò cầm máu khi bạn bị thương

Các bác sỹ thường chỉ khuyên truyền tiểu cầu cho bệnh nhân sốt xuất huyết, với lượng tiểu cầu dưới 100.000 đơn vị/mm3 máu. Nguyên nhân là do truyền tiểu cầu cũng có thể gây ra những rủi ro nhất định.

Các biến chứng do truyền tiểu cầu

Phản ứng tan máu

Phản ứng tan máu có thể xảy ra, nếu bệnh nhân nhận được tiểu cầu không tương thích với nhóm máu của mình. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng vài phút sau khi truyền máu, bao gồm: Sốt, ớn lạnh, đau lưng và lo sợ. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến tử vong.

Phản ứng tan máu là một biến chứng khi truyền tiểu cầu 

Các thương tích liên quan đến việc truyền máu

Được truyền một lượng huyết tương lớn từ một người cho có thể làm tăng nguy cơ tổn thương phổi cấp tính do truyền máu. Tình trạng này có thể gây tích tụ chất lỏng trong mô và khoảng trống trong phổi, có thể dẫn tới suy hô hấp, nếu không được xử lý nhanh.

Nhiễm trùng

Mặc dù các trường hợp nhiễm trùng là rất hiếm, nhưng truyền tiểu cầu cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh sốt xuất huyết.

Quá tải tuần hoàn

Tình trạng quá tải tuần hoàn liên quan đến truyền máu là một biến chứng ít khi được đề cập tới. Tuy nhiên, đây là biến chứng có thể xảy ra khi người bệnh sốt xuất huyết được truyền một lượng máu lớn với tốc độ nhanh.

Biến chứng này có thể gây khó thở, tăng huyết áp cho người bệnh, đặc biệt nguy hiểm với người cao tuổi, trẻ sơ sinh và những người bị suy thận, thiếu máu, suy tim sung huyết, giảm albumin máu.

Dị ứng

Phản ứng dị ứng có thể xảy ra do một số protein gây dị ứng trong huyết tương. Người bệnh có thể bị ngứa, phát ban, nếu bị dị ứng nhẹ, hoặc bị hạ huyết áp, co thắt phế quản và khó thở, nếu phản ứng dị ứng nặng hơn. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vài phút đến vài giờ sau khi truyền máu.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Huyết học