Tại sao người mắc đái tháo đường bị giảm lưu thông máu?

Giảm lưu thông máu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Các xét nghiệm, kiểm tra quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường

Tác dụng phụ khi tiêm insulin điều trị đái tháo đường

6 điều nên biết khi sử dụng chất bổ sung để kiểm soát đái tháo đường

Làm gì để phòng ngừa đái tháo đường type 2?

Nguyên nhân

Đái tháo đường là bệnh mạn tính gây ra do rối loạn chuyển hóa carbohydrate, khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Khi tình trạng bệnh kéo dài, lượng đường dư thừa sẽ lắng đọng, tạo thành các phức hợp bám vào thành mạch máu, gây hẹp mạch máu và cản trở lưu thông máu.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Theo Trung tâm Y tế Đại học Rochester (Mỹ), ngoài việc thu hẹp các mạch máu, đái tháo đường còn có khả năng làm tăng các phản ứng viêm trong cơ thể, từ đó khiến người bệnh có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ tăng lên gấp đôi so với người bình thường.

Phân loại ảnh hưởng của đái tháo đường tới hệ mạch máu

Bệnh đái tháo đường có khả năng tác động tới tất cả các mạch máu trong cơ thể

Phổ biến nhất là bệnh động mạch ngoại biên, thường gây ra do sự giảm lưu lượng máu cung cấp tới chân và bàn chân. Điều này có thể khiến chân không nhận được đủ lượng máu - tình trạng được gọi là chứng đau cách hồi.

Xơ vữa động mạch cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh động mạch ngoại biên. Tuy nhiên, nó cũng làm giảm lưu lượng máu cung cấp đến tim và các bộ phận khác trên cơ thể. Những thiệt hại đối với các mạch máu nhỏ trong mắt sẽ gây ra biến chứng võng mạc đái tháo đường, có thể dẫn đến giảm thị lực và mù lòa.

Tổn thương thận cũng là một biến chứng phổ biến liên quan đến các tổn thương mạch máu và giảm lưu lượng máu do đường huyết tăng cao kéo dài.

Triệu chứng

Các triệu chứng lưu thông máu kém ở người mắc đái tháo đường có thể bao gồm: Đau khi đi bộ, đau ngực khi gắng sức, tăng huyết áp, nhiễm trùng ở chân do giảm lưu thông máu hoặc những rối loạn ở thận gây mệt mỏi, phù chân và tăng protein nước tiểu trong giai đoạn đầu.

Khi tình trạng tăng đường huyết kéo dài mà không được điều trị có thể khiến thận bị hỏng hoàn toàn, đòi hỏi phải lọc thận hoặc ghép thận. Bên cạnh đó, tuần hoàn kém còn có thể dẫn đến suy nhược da, gây nhiễm trùng, đặc biệt là ở chân. Do đó, người bệnh đái tháo đường thường có nguy cơ cao bị hoại tử, cắt cụt chân nếu không được kiểm soát.

Điều trị

Tiêm insulin hoặc sử dụng thuốc hạ đường huyết là những biện pháp phổ biến để điều trị đái tháo đường. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiểm soát ăn uống, cân nặng và huyết áp để tránh những tổn thương thêm cho mạch máu.

Phòng ngừa

Kiểm soát mức đường huyết từ sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường liên quan đến mạch máu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, khám mắt thường xuyên, kiểm tra huyết áp và nhớ kiểm tra chân thường xuyên để phát hiện sớm những tổn thương ở da và nhiễm trùng.

Quang Tuấn H+ (Theo Livestrong)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
* sản phẩm/Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết