Giấc ngủ tốt có quan trọng với người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh?

Giấc ngủ rất quan trọng với người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh

4 bài tập thở cho người rối loạn nhịp tim nhanh

Phụ nữ mang thai bị rung nhĩ quản lý bệnh thế nào?

Thường xuyên bị ngất xỉu có thể là dấu hiệu rối loạn nhịp tim

7 nguyên nhân khiến trái tim bạn “lỗi nhịp”

Cùng nghe Tom August - một người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh chia sẻ các kinh nghiệm để cải thiện chất lượng giấc ngủ sau khi mắc bệnh.

Một trong các nguyên nhân chủ yếu khiến tim đập nhanh là do căng thẳng và lo lắng. Và một hệ quả tất yếu: Càng khó ngủ, ngủ ít bạn càng cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi hơn.

Tất nhiên có giấc ngủ ngon không thể khắc phục tình trạng nhịp tim nhanh ngay lập tức. Nhưng có giấc ngủ ngon hàng đêm sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều. Tom August (người Mỹ) chia sẻ: “Khi mới được chẩn đoán rối loạn nhịp tim nhanh, tôi hầu như không thể ngủ. Tình trạng trống ngực, hồi hộp rất đáng sợ. Cứ mỗi khi tim loạn nhịp tôi lại lo sợ mình có thể bị nhồi máu cơ tim”.

Mất ngủ là tình trạng chung của nhiều bệnh nhân rối loạn nhịp tim

Đây là tình trạng chung của hầu hết các bệnh nhân mới bị rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh. Người bệnh có thể nằm trên giường hàng giờ đồng hồ, lo lắng từng nhịp tim đập có thể đẩy mình vào tình trạng nguy kịch bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, mất ngủ chỉ khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng và khổ sở hơn, làm trầm trọng thêm tình trạng nhịp tim nhanh.

“Sau khi trao đổi với bác sỹ điều trị, tôi được khuyên nên tìm tới các biện pháp thư giãn để có thể ngủ tốt hơn. Tôi đã tập thở, nghe nhạc, đọc tiểu thuyết để xao lãng bản thân khỏi tình trạng trống ngực. Tôi cũng uống bổ sung magne trước khi ngủ và các biện pháp này đã giúp tôi thư giãn hơn”, Tom August nói.

“Tôi cũng viết ra một vài câu “thần chú” để nhẩm đọc mỗi khi bắt đầu cảm thấy lo lắng khi không thể ngủ. Nghe có vẻ buồn cười nhưng điều này khá có ích và sau một vài tuần, tôi đã có thể ngủ tốt hơn trước, bắt đầu kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn”, Tom August chia sẻ thêm.

Trên thực tế, có nhiều loại thuốc ngủ, thuốc an thần dành cho những người bị mất ngủ, nhưng các loại thuốc này có thể gây ra nhiều phản ứng phụ với người bị rối loạn nhịp tim nhanh. Các phản ứng phụ có thể là ảo giác, ngủ gật khi đang lái xe… cũng như nhiều phản ứng nghiêm trọng khác nếu người bệnh có sử dụng thêm các loại thuốc chống đông máu.

Tốt hơn hết, người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh nên tăng cường chất lượng giấc ngủ bằng các biện pháp tự nhiên, giúp giảm căng thẳng, trống ngực. Nếu tình trạng nhịp tim nhanh có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn nên cố gắng ngủ nhiều và thường xuyên hơn để kiểm soát bệnh.

Vi Bùi H+ (Theo Lifeoffbeat)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực cho người rối loạn nhịp tim nhanh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch