Dùng nước súc miệng đúng cách như thế nào?

Nước súc miệng cũng cần sử dụng đúng cách để tránh gây hư tổn cho răng

90% người Việt Nam mắc bệnh răng miệng

Khi răng miệng cũng “già” theo tuổi

Nguy cơ mắc bệnh răng miệng từ các hạt nhựa trong kem đánh răng

Các bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ

Thêm bệnh vì lạm dụng nước súc miệng

Nếu sử dụng không đúng, nước súc miệng thậm chí có thể làm giảm hiệu quả của kem đánh răng. Đôi khi có thể có sự tương tác giữa các hóa chất trong kem đánh răng và hóa chất trong nước súc miệng, khiến chúng hủy bỏ lợi ích của nhau.

Thành phần của nước súc miệng bao gồm cetylpyridinium chloride, chlorhexidine và các hợp chất phenolic là những chất có tác dụng làm giảm các vi khuẩn có trong khoang miệng; Sodium bicarbonate, chlorine dioxide có tác dụng che giấu và khử mùi hôi ở miệng; Hydrogen peroxide giúp tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí bằng cách cung cấp ôxy để tiêu diệt chúng... Tuy nhiên, các sản phẩm nước súc miệng cũng chứa một hàm lượng lớn chất cồn (ethanol) với tỷ lệ từ 6 - 27%. Vì vậy, nếu súc miệng lâu dài, nước súc miệng này có thể gây cảm giác nóng rát ở má trong, nướu, lưỡi, tăng nguy cơ nhiễm nấm, sâu răng, các bệnh về nướu, hơi thở hôi, chứng khó nuốt... Chất cồn còn gây tình trạng khô miệng khiến tăng nguy cơ bị sâu răng; Đặc biệt nồng độ chất cồn cao có trong nước súc miệng còn liên quan đến ung thư miệng. Chính vì thế bạn không nên sử dụng nước súc miệng đơn thuần mà việc vệ sinh răng miệng cần kết hợp chải răng và dùng chỉ nha khoa. 

Nước súc miệng cũng không sử dụng cho trẻ em vì trẻ có thể nuốt vào bụng, nếu lượng lớn có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong. Tính hiệu quả của nước súc miệng còn tùy thuộc vào cách sử dụng chúng vì khi dùng không đúng cách thì không có tác dụng. Chẳng hạn nước súc miệng chứa fluoride nhằm ngăn ngừa sâu răng mà lại sử dụng với mục đích loại bỏ những mảng bám ở răng sẽ không có kết quả.

Sử dụng nước súc miệng đúng cách như thế nào?

Chọn nước súc miệng: Khi mua nước súc miệng, bạn cần kiểm tra hàm lượng cồn bởi lượng cồn quá lớn có thể là nguyên nhân khiến cho bạn khi khô khoang miệng. Hãy chắc chắn rằng nước súc miệng bạn chọn chứa thành phần  fluoride vì đây là thành phần thiết yếu giúp cho răng chắc khỏe, loại trừ mảng bám. Khi sử dụng nước súc miệng, bạn nên chú ý tới hàm lượng  fluoride  trong nước phải phù hợp, nhất là với trẻ em. Với trẻ dưới 3 tuổi, bạn không nên chọn nước súc miệng có fluoride , trừ trường hợp bé đang bị sâu răng. Tuyệt đối không cho trẻ em dùng nước súc miệng của người lớn.

Cách dùng hiệu quả: Chỉ nên dùng nước súc miệng 2 – 3 tuần/1 lần. Với nước súc miệng có chứa  fluoride  chỉ dùng 1 lần mỗi ngày.

Nước súc miệng không nên để trong thời gian quá lâu sẽ làm giảm tác dụng. Vì vậy khi chọn mua, bạn cần chú ý đến hạn sử dụng của nó. Nước súc miệng chỉ hỗ trợ kem đánh răng để làm sạch răng miệng và các mảng bám trên răng thay vì sử dụng nó để thay thế kem đánh rằn. Nên ngặm nước súc miệng khoảng 30 giây để nước súc miệng tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng. Sau khi dùng nước súc miệng, bạn không nên ăn hoặc đánh răng sau khoảng nửa giờ. Lưu ý không được nuốt nước súc miệng và nên chọn mua những loại có uy tín đã được cơ quan chức năng kiểm chứng chất lượng.

Thanh Tú H + (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt