Dinh dưỡng ngăn ngừa sởi, thủy đậu

Thời gian gần đây lại xuất hiện một số trường hợp mắc sởi và thủy đậu

Dịch sởi tại Disneyland Mỹ đã lan sang Canada

Gần 88% học sinh THCS được tiêm vaccine sởi – rubella

Bé đã bị sởi có phải tiêm phòng không?

Năm nay, thủy đậu "ghé thăm" sớm

Chăm sóc trẻ mắc thủy đậu như thế nào?

Phòng và trong khi sởi

Đối với trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ cần tiếp tục cho trẻ bú, cho bú nhiều lần hơn kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Thực hiện cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là biện pháp tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tối ưu và góp phần phòng bệnh tốt nhất.

Đối với trẻ lớn nên cho trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng, không quá kiêng khem để bổ sung các chất dinh dưỡng.

Cần cho trẻ ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ (như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam...) và các loại rau có lá xanh sẫm như rau muống, rau ngót... vì có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C... giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành các tổn thương, đặc biệt tổn thương ở mắt, chống mù lòa.

Tăng cường cho trẻ ăn rau, củ, quả

Nếu đang bị bệnh sởi không nên dùng các loại gia vị cay nóng như: ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri,... hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Tuyệt đối tránh, không dùng các thức ăn mà đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.

Cần cho trẻ uống đủ nước, nhất là trong giai đoạn trẻ đang sốt, nôn, tiêu chảy. Có thể cho trẻ uống nước quả như: Nước cam, nước bưởi, nước chanh và các loại nước quả, sinh tố khác. Khi trẻ sốt cao, nôn và tiêu chảy cần cho trẻ uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải theo hướng dẫn.

Bí quyết dinh dưỡng

Tăng cường vitamin A: Vitamin A là loại vitamin tan trong chất béo, có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt, đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da, đặc biệt là có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus như sơi, thủy đậu… Khi trẻ bị bệnh sởi hay thủy đậu, uống bổ sung vitamin A được coi là điều trị hỗ trợ.

Bên cạnh đó, nên sử dụng nguồn thực phẩm giàu vitamin A trong các bữa ăn. Thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vitamin A hay retinol tốt nhất, hầu hết ở dạng retinil ester. Vì gan là nơi dự trữ vitamin A, nên gan có thành phần retinol cao nhất. Chất béo từ thịt và trứng cũng chứa một lượng vitamin A đáng kể.

Chú ý bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin cho trẻ

Nguồn tiền vitamin A (Beta-carotene) có từ một số sản phẩm động vật như  sữa, kem, bơ và trứng. Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A như các loại củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, dầu cọ và các loại dầu ăn khác.

Bổ sung vitamin C có chức năng chống lại dị ứng, làm tăng chức năng miễn dịch. Vitamin C có nhiều trong các loại quả chín như: Cam, bưởi, chuối, xoài, dưa hấu… và các loại rau. Khi trẻ bị bệnh nên cho trẻ uống nước quả chín (từ 1 - 2 cốc/ngày) để cung cấp đủ lượng vitamin C, giúp nâng cao miễn dịch.

Kẽm có vai trò quan trọng, cần cho phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật, làm vết thương mau lành. Thiếu kẽm sẽ làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.

Nên bổ sung cho trẻ dạng siro kẽm, hay dạng cốm có kẽm, (cho trẻ nhỏ), hay dạng viên cho trẻ lớn và người lớn.

Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..), đậu xanh nảy mầm cũng nhiều kẽm và dễ hấp thu.  Với trẻ sơ sinh, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.

Để phòng tránh sởi và thủy đậu, nhất là khi trong mùa dịch, Bộ Y tế khuyến cáo nên:
Tiêm vaccine phòng bệnh sởi và thủy đậu cho trẻ em từ 12 tháng tuổi.
Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh để phòng tránh lây lan.
Những trường hợp mắc bệnh cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
Thực hiện vệ sinh nhà cửa, trường học và vật dụng sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.
Vi Dũng H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm