​Điều trị vảy nến và nguy cơ bị “giời leo”

Điều trị bệnh vảy nến có thể làm tăng nguy cơ bị zona thần kinh

Bị vảy nến có nên tiêm vitamin C?

Người bị bệnh vảy nến nên ăn uống như thế nào?

FDA thông qua thuốc trị vảy nến nặng

Stress nặng vì vảy nến

Sau khi gây bệnh thủy đậu, VZV còn tiềm ẩn bất hoạt trong các hạch thần kinh cảm giác, chúng có thể gây bệnh zona sau này với các triệu chứng chùm mụn nước trên nền hồng ban, cảm giác đau rát bỏng và thường ở một bên cơ thể.

Biến chứng thường gặp của bệnh là đau thần kinh sau zona, đôi khi trở thành mạn tính. Ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nặng, sang thương zona rất dễ bùng phát lan tỏa và có thể gây tử vong.

Trong khi đó vảy nến có biểu hiện bệnh lý ở da, móng, khớp, là bệnh lành tính, không lây, chiếm tỷ lệ khoảng 1 - 3% dân số. Thương tổn ngoài da của vảy nến là các hồng ban không tẩm nhuận, giới hạn rõ, đóng vảy trắng như sáp đèn cầy (nến), kích thước thay đổi từ 1 - 20cm hay to hơn.

Theo một nghiên cứu vừa trình bày tại Viện hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ, phương pháp điều trị bệnh vảy nến bằng cách dùng methotrexate kết hợp với một thuốc sinh học ức chế TNF có thể liên quan với việc làm tăng nguy cơ bị zona cho bệnh nhân so với các phương pháp đơn trị liệu khác.

Do vậy, các tác giả đề nghị bác sỹ chuyên khoa da liễu khi chuẩn bị phương pháp điều trị vảy nến bằng cách dùng thuốc sinh học kết hợp với methotrexate, nên chủng ngừa zona cho những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao nhằm làm giảm tần suất mắc bệnh, giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng zona và giảm tỷ lệ các biến chứng (ví dụ đau thần kinh sau zona) cho bệnh nhân.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu