6 điều về trầm cảm có thể bạn chưa biết

Khi xuất hiện những triệu chứng của trầm cảm, người bệnh cần phải đi khám ngay

Những điều không bao giờ được nói với người trầm cảm

Căng thẳng, trầm cảm khiến bạn bị béo phì?

5 sự thật về chứng trầm cảm sau sinh mẹ bầu cần lưu ý

5 loại cây bạn nên trồng trong nhà để ngăn ngừa trầm cảm

Người sống hướng nội thường dễ bị trầm cảm hơn

Trầm cảm ảnh hưởng đến tính cách. Tuy nhiên, tính cách của bạn cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn người khác. Những người hướng nội có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn hẳn những người có tính cách hướng ngoại.

Chất xám ít có nguy cơ trầm cảm

Những người bị rối loạn lo âu hay trầm cảm thường có chất xám trong não thấp hơn so với người bình thường. Đặc biệt ở khu vực chịu trách nhiệm về các chức năng điều chỉnh huyết áp, nhịp tim, nhận thức... Điều này dẫn đến các vấn đề về xử lý cảm xúc, do đó gây ra các triệu chứng trầm cảm.

Chất xám trong não càng ít nguy cơ trầm cảm càng cao

Thói quen ăn uống có thể cho bạn biết mình có nguy cơ trầm cảm hay không? 

Bạn có thói quen ăn uống vô độ hoặc bạn bị chán ăn? Điều đó không chỉ nói lên rằng bạn có thể đang bị rối loạn ăn uống, mà còn cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa não bộ và thói quen lựa chọn thực phẩm của bạn. Trên thực tế, thay đổi tâm trạng và những triệu chứng của trầm cảm có thể khiến bạn thay đổi thói quen ăn uống. Đây cũng là lý do vì sao có những người bị trầm cảm ăn nhiều hơn hoặc ăn ít hơn so với trước khi mắc bệnh.

Giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu bạn không ngủ đủ giấc hoặc bị rối loạn giấc ngủ bạn có nguy cơ bị trầm cảm cao. Ngược lại, những người bị trầm cảm thường bị khó ngủ, điều này khiến các triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng hơn.

Mất ngủ coi chừng mắc chứng trầm cảm

Một mình thuốc chống trầm cảm sẽ không giúp cải thiện bệnh

Để khắc phục các triệu chứng trầm cảm, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên để điều trị trầm cảm hiệu quả, người bệnh cần kết hợp nhiều liệu pháp điều trị với nhau. Liệu pháp nhận thức hành vi hoặc liệu pháp nói chuyện và tâm lý trị liệu kết hợp với việc dùng thuốc sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng tốt hơn. 

Trầm cảm khiến bạn dễ bị mất trí nhớ khi về già

Vì trầm cảm ảnh hưởng tới não bạn theo nhiều cách, nó đóng một vai trò trong suy giảm chức năng nhận thức theo tuổi. Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ rằng, trầm cảm khi còn trẻ đóng vai trò chính trong sa sút trí tuệ khi về già. Các nhà nghiên cứu cho biết, trầm cảm và sa sút trí tuệ khi về già có mối quan hệ mật thiết với nhau.  

Thanh Tú H+ (Theo Healthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh