Đây là 7 nguyên nhân khiến tim đập nhanh sau khi ăn ít ai ngờ tới

Tim đập nhanh sau khi ăn có thể khiến bạn cảm thấy khó thở, lo lắng

Block nhĩ thất độ 1 là gì, có nguy hiểm không?

Block nhĩ thất là gì và có những dạng block nhĩ thất nào?

Người bệnh rung nhĩ nên ăn uống thế nào để kiểm soát bệnh?

Làm sao giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim?

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến tim đập nhanh sau khi ăn:

Uống nhiều rượu bia

Đồ uống có cồn là nguyên nhân phổ biến có thể gây rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh. Các nhà khoa học từ Đại học California (Mỹ) phát hiện ra rằng, sử dụng đồ uống có cồn có thể kích hoạt tình trạng nhịp tim nhanh ở những người bị rối loạn nhịp tim.

Đặc biệt, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra rung nhĩ - một dạng rối loạn nhịp tim vô cùng nguy hiểm, có thể làm nhịp tim tăng lên đến 300 - 350 nhịp/phút.

Hiện các bác sỹ vẫn chưa làm rõ được tại sao rượu bia lại có thể ảnh hưởng tiêu cực tới trái tim. Nhưng tốt hơn hết, bạn nên bỏ hoàn toàn hoặc ít nhất hạn chế lượng rượu bia xuống còn 1 - 2 cốc/ngày.

Uống nhiều rượu bia có thể khiến tim đập nhanh sau khi ăn

Tiêu thụ nhiều caffeine

Nhiều nhà khoa học tin rằng, caffeine có nhiều trong cà phê, nước tăng lực, soda, trà, chocolate… cũng có thể khiến tim đập nhanh hơn. Trên thực tế, caffeine là một chất kích thích có thể gây tăng tần số tim, tăng huyết áp… từ đó dẫn tới tăng nhịp tim.

Ăn quá no

Một bữa ăn quá no cũng có thể là lý do khiến tim đập nhanh. Lúc này, cơ thể buộc phải huy động nhiều máu hơn để phục vụ cho việc tiêu hóa. Kết quả là trái tim đập rất mạnh để cung cấp đủ lượng máu cần thiết.

Phản ứng dị ứng

Một số đồ ăn, đồ uống nhất định cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng, trong đó có triệu chứng tim đập nhanh. Tốt hơn hết, để phòng ngừa tim đập nhanh sau khi ăn, bạn nên chú ý hơn tới các món mình ăn hàng ngày, xác định các món ăn mình bị dị ứng và tránh tiêu thụ chúng.

Thuốc trị hen suyễn, đái tháo đường

Nhiều người có thói quen uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn. Tuy nhiên, một số loại thuốc như thuốc trị cảm lạnh, dị ứng, hen suyễn… có chứa phenylephrine hoặc pseudoephedrine có thể khiến nhịp tim sau ăn tăng lên.

Riêng với người bệnh đái tháo đường phải sử dụng insulin để hạ đường huyết, nếu tiêm quá nhiều insulin, đường huyết có thể hạ quá thấp và dẫn tới tình trạng tim đập nhanh sau khi ăn.

Một số loại thảo dược

Một số người cũng có thể sử dụng các loại thảo dược trước hoặc sau khi ăn. Điều này có thể ảnh hưởng tới nhịp tim của bạn. Các thảo dược này bao gồm: Cam đắng, cây ma hoàng (có nhiều trong các loại siro trị hen, viêm phế quản), nhân sâm, quả sơn tra (táo gai, hawthorn berry), cây nữ lang…

Hút thuốc lá

Thói quen hút thuốc lá trước hoặc sau khi ăn cũng có thể gây tim đập nhanh sau ăn. Nguyên nhân là do thuốc lá chứa nicotin gây co mạch, tăng huyết áp và tăng nhịp tim.

Vi Bùi H+ (Theo Medicalnewstoday)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - Hỗ trợ cho người rối loạn nhịp tim

Với thành phần chính là Khổ sâm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương là sản phẩm hỗ trợ cho người bị rối loạn nhịp tim, với công dụng:

  •  Hỗ trợ cho người rối loạn nhịp tim nhanh, giảm triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực.
  • Phòng ngừa nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.

Kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương lâu dài còn giúp cho những người bị rối loạn nhịp tim, người bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, sau biến cố tim mạch… kiểm soát nhịp tim dễ dàng và hiệu quả hơn.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

(*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch