Đau lưng sau khi sinh: Làm thế nào để giảm đau mỏi lưng?

Đau lưng sau khi sinh phải làm gì?

Châm cứu có giúp giảm đau lưng?

Infographic: Tư thế ngủ dễ chịu nhất khi bị đau, chấn thương

Đau lưng, vai gáy kèm khó thở là mắc bệnh gì?

6 thói quen xấu khiến đau lưng thêm trầm trọng

Nguyên nhân nào gây đau lưng sau khi sinh? 

Đau lưng sau khi sinh có thể là kết quả của những thay đổi về thể chất của cơ thể bạn trong thai kỳ và những thay đổi sau khi sinh con

- Cơ thể tiết hormone progesterone và relaxin trong thời gian mang thai để nới lỏng dây chằng và khớp xương ở khung xương chậu để giúp em bé đi ra dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở. Các dây chằng yếu và yếu cơ dẫn đến đau lưng. Những hormone này được duy trì trong vài tháng sau khi sinh.

- Tư thế sai, đặc biệt là trong khi cho con bú, có thể làm căng cơ, gây đau lưng. 

- Khi tử cung nở to trong thời kỳ mang thai có thể làm yếu cơ bụng và kéo cong xương sống, gây áp lực lên cơ lưng dưới. 

- Thừa cân cũng gây thêm áp lực lên lưng. 

- Lưng phải uốn cong thường xuyên để bế con hoặc nâng đỡ vật gì đó cũng gây đau lưng. 

- Nếu bạn bị đau lưng trước và trong khi mang thai, có thể sẽ tiếp tục sau khi sinh. 

- Ngồi nhiều, đứng nhiều, khom lưng khi làm việc cũng có thể dẫn đến đau lưng. 

Làm thế nào để giảm mỏi lưng sau khi sinh? 

Thông thường, đau lưng sẽ giảm bớt trong vòng 6 tháng sau khi sinh. Bởi mức hormone relaxin giảm xuống và cơ thể sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau kéo dài trong khoảng 12 tháng do người mẹ phải lao động nặng. 

Đau lưng, mỏi lưng sau khi sinh ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chị em

Những biện pháp dưới đây sẽ giúp giảm đau lưng sau khi sinh:

1. Hãy cố gắng để đạt được trọng lượng bình thường sau một hoặc vài tháng sau sinh.

2. Bắt đầu tập thể dục và tập yoga sau khi sinh vì nó giúp làm giảm căng cơ và dây chằng. Ngoài ra, nó cũng giúp tăng tính linh hoạt và độ bền của các cơ và dây chằng. Đi bộ là một bài tập an toàn để bắt đầu nếu bạn sinh mổ. Sau đó, bạn có thể đi bơi vì nó giúp tăng cơ.

3. Hãy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt vì làm việc vất vả sẽ làm trầm trọng thêm cơn đau lưng.

4. Đừng nhấc những vật nặng sau khi sinh vì nó có thể gây áp lực cho cơ và khớp.

5. Ngồi thẳng lưng, tránh ngồi nghiêng về phía trước trong khi cho con bú. Nếu bạn bị đau vai hoặc đau phần lưng trên khi đang cho con bú sữa mẹ, thì nên nằm xuống để cho bé bú thật thoải mái.

6. Chọn một chiếc ghế thoải mái và ngồi xuống, với nhiều gối đỡ lưng. Ngoài ra, nên kê ghế dưới chân để nâng bàn chân khỏi sàn nhà, để giảm đau lưng dưới.

7. Tránh đi giày cao gót trong vài tháng sau khi sinh.

8. Tránh bế bé ở một bên hông trong thời gian dài vì nó gây áp lực liên tục lên các cơ lưng. Nên dùng địu để địu con. Tránh duỗi dài tay khi bế con. Thay vào đó, hãy đến gần con hơn và bế bé lên.

9. Dùng gối ôm khi ngủ để giảm đau lưng.

10. Khi đặt bé vào ghế sau ô tô, đừng căng tay hoặc uống cong lưng. Thay vào đó, hãy quỳ xuống ghế sau và đặt bé vào ghế xe.

11. Để lấy bất kỳ thứ gì đó từ sàn nhà, gập đầu gối xuống chứ không phải uốn cong lưng xuống, tránh căng cơ lưng.

12. Nên tắm trong bồn tắm nước ấm vì sẽ giúp giãn cơ, giảm đau cơ.

13. Tránh tắm nước lạnh ngay sau khi sinh vì nó có thể làm căng cơ.

14. Nên massage với dầu (có chuyên viên massage) để cải thiện lưu thông máu và giảm đau cơ.

15. Chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau lưng.

16. Đối với cơn đau lưng từ nhẹ đến trung bình, dùng kem bôi giảm đau sẽ có hiệu quả. Nhẹ nhàng bôi vào vùng lưng đau, bạn sẽ thấy giảm đau ngay lập tức.

17. Thực hành các kỹ thuật thư giãn như liệu pháp giãn cơ và các bài tập thở giúp giảm bớt sự khó chịu khi đau lưng. 

18. Nếu sau khi đã áp dụng các bước trên mà bạn vẫn bị đau lưng, tốt nhất nên đi khám. Bác sỹ có thể kê toa thuốc giảm đau cho bạn. 

Khi nào nên gọi cho bác sỹ hoặc đi khám? 

Thông thường, đau lưng sẽ giảm sau khi sinh một vài tháng. Tuy nhiên, bạn nên gọi cho bác sỹ nếu: Đau nặng hơn và ngày càng thêm trầm trọng; Có kèm theo sốt; Đau do bị ngã; Có kèm theo tê một hoặc cả hai chân; Nếu vẫn đau lưng sau 6 tháng.

Chăm sóc đứa con nhỏ mới sinh là ưu tiên hàng đầu của bạn, nhưng bạn cũng cần phải dành thời gian để chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình nữa.
An An H+ (Theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp