7 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là do dư thừa các hormone adrenaline trong cơ thể

7 thói quen tưởng chừng vô hại có thể dẫn tới chứng trầm cảm

Nam giới bị rối loạn lo âu có nguy cơ cao tử vong do ung thư

Khi thuốc chống trầm cảm gây… rối loạn lo âu

Thực phẩm có thể giúp tôi chống lại rối loạn lo âu?

Lo lắng quá mức

Lo lắng quá nhiều về những việc xảy ra hàng ngày nhưng không có thực tại thời điểm hiện tại là một đặc điểm chung nổi bật ở những người bị rối loạn lo âu. Điều này có nghĩa họ liên tục trải qua những suy nghĩ lo lắng dai dẳng, lặp đi lặp lại trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, ảnh hưởng tới khả năng giải quyết các vấn đề thực tế.

Sợ hãi những điều không có thật

Người bình thường đôi khi cũng cảm thấy lo lắng, sợ hãi trong một vài tình huống như chuẩn bị làm bài kiểm tra, phỏng vấn,… Tuy nhiên, những người bị rối loạn lo âu thường lo sợ những điều chỉ xảy ra trong trường hợp tồi tệ nhất, những điều gần như không có cơ hội xảy ra.

Nỗi sợ những điều không có thật là một dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu

Những người bị rối loạn lo âu thường sẽ dành rất nhiều thời gian để trốn tránh những nỗi sợ hãi vô lý này, biểu lộ qua những hành vi “chống lại sự lo âu”. Những người khỏe mạnh có thể cảm thấy lo lắng, sợ hãi nhưng sẽ không phải đấu tranh để chống lại nỗi lo sợ.

Hồi tưởng

Những suy nghĩ ám ảnh về một sự kiện không may đã xảy ra có thể được liên kết trực tiếp với tình trạng rối loạn lo âu sau sang chấn. Khi sự hồi tưởng diễn ra, người bệnh thường có cảm giác sự kiện cũ như đang hiện diện trong thực tại. Những người bị rối loạn lo âu dạng này thường cố tránh các tình huống tương tự như sự kiện không may trong quá khứ.

Sự hồi tưởng thường có liên kết với tình trạng rối loạn lo âu sau sang chấn

Theo các chuyên gia, trong trường hợp này bạn nên cố nhìn vào các lý do hợp lý tại sao sự việc lại xảy ra chứ đừng cố gắng trốn tránh mọi thứ liên quan đến sự kiện.

Các hành vi cưỡng chế

Những người bị rối loạn lo âu thường sẽ lặp đi lặp lại các hành động “kiểm tra” mọi thứ để có thể chắc chắn và cảm thấy an toàn, nhưng họ lặp lại hành động này quá nhiều lần mà không cần thiết. Những triệu chứng này là đặc trưng của tình trạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Với tình trạng rối loạn này, những suy nghĩ ám ảnh chỉ có thể được “xoa dịu” bằng các hoạt động mang tính cưỡng chế lặp đi lặp lại. 

Căng cơ

Sự căng cơ có thể là hệ quả của việc cơ thể luôn ở trong trạng thái căng thẳng cao độ do hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động liên tục. Cơ thể luôn trong trạng thái phải đề phòng, chuẩn bị đối phó với các nguy hiểm, khiến cho cơ bắp cũng vô tình bị đưa vào trạng thái luôn phải chuẩn bị để bảo vệ bản thân dù xung quanh không có nguy hiểm gì.

Chứng khó tiêu mạn tính

Cảm giác lo lắng bắt đầu từ hệ thần kinh và có thể ảnh hưởng tới khắp cơ thể, đặc biệt gây ra các vấn đề tiêu hóa. Ruột rất nhạy cảm với sự căng thẳng, gây ra tình trạng khó tiêu. Ngược lại, chứng khó tiêu mạn tính là có thể khiến người bệnh cảm thấy lo lắng nhiều hơn.

Gặp các vấn đề về giấc ngủ

Nếu thường xuyên thao thức, lo lắng khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng chỉ vì các vấn đề không đâu, rất có thể bạn đang bị rối loạn lo âu. Người bệnh không thể ngừng lo lắng, suy nghĩ vì họ cho rằng nếu để não bộ thư giãn, họ sẽ quên một cái gì đó và khiến cho mọi việc bị hủy hoại.

Nếu cảm thấy mình có các triệu chứng trên, hãy tới gặp bác sỹ tâm lý để được tư vấn, chẩn đoán kịp thời.

Vi Bùi H+ (Theo Medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh