Các dấu hiệu cảnh báo bệnh sỏi mật

Bệnh sỏi mật thường gây ra các cơn đau ở giữa vùng bụng trên, ngay dưới xương ức

Có nên mổ sỏi mật không?

Bị sỏi mật dùng thực phẩm chức năng gì?

Thải độc toàn bộ cơ thể bằng thảo dược

Thải sỏi mật tại nhà bằng thảo dược

Ống dẫn mật là đường di chuyển của dịch mật từ gan xuống túi mật và hòa vào hệ tiêu hóa. Khi dịch mật bị sỏi cản trở, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng sau:

Đau bụng

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sỏi mật là đau bụng đột ngột, dữ dội, có thể kéo dài 1 – 5 giờ, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơn đau chỉ xuất hiện trong một vài phút. Triệu chứng này được mô tả là cơn đau quặn mật.

Cơn đau bụng do sỏi mật có thể xuất hiện ở các vị trí sau:

- Giữa vùng bụng trên, ngay dưới xương ức.

- Hạ sườn phải, lan ra sau lưng hoặc xương bả vai (bên phải).

Cơn đau thường xuất hiện khi ăn nhiều dầu, mỡ, uống bia, rượu; Trước khi hành kinh; Khi tâm trạng căng thẳng hoặc sức khỏe yếu. Cơn đau có thể được kích hoạt vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thậm chí khiến bạn thao thức cả đêm.

Đau bụng do sỏi mật không xảy ra thường xuyên, các cơn đau cách nhau vài tuần đến vài tháng, có thể kèm theo đổ nhiều mồ hôi và nôn mửa.

Các triệu chứng khác

Viên sỏi mật có thể di chuyển đến các cơ quan khác như tụy và ruột non, gây ra các hậu quả nghiêm trọng

Mặc dù chiếm tỷ lệ thấp nhưng sỏi mật có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu cản trở dòng chảy của dịch mật trong thời gian dài hoặc “đi du lịch” tới các cơ quan khác như tụy và ruột non. Nếu điều này xảy ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:

- Sốt cao trên 38 độ C;

- Đau bụng dai dẳng;

- Tim đập nhanh;

- Vàng da và tròng trắng mắt;

- Ngứa ngáy;

- Tiêu chảy;

- Ớn lạnh, run;

- Mất cảm giác ngon miệng…

Khi nào cần đi khám?

Nếu bị có dấu hiệu đau bụng giống như mô tả phía trên, bạn nên đi khám bác sỹ. Ngoài ra, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu có các dấu hiệu sau:

- Vàng da;

- Đau bụng kéo dài hơn 8 tiếng;

- Sốt cao kèm theo ớn lạnh;

- Đau bụng dữ dội nhưng không xác định được vị trí chính xác.

Mặc dù sỏi mật là bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến nhưng có đến 80% người Việt Nam mắc bệnh không biểu hiện triệu chứng hoặc nếu có cũng rất mơ hồ. Vì thế, điều quan trọng là có lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp để phòng ngừa sỏi mật hình thành.

Kim Chi H+ (Theo NHS)

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa