5 biện pháp tự nhiên giúp mẹ kiểm soát đái tháo đường thai kỳ

Cế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục… giúp kiểm soát đái tháo đường thai kỳ

Mẹ bầu cần biết gì về đái tháo đường thai kỳ?

10 lời khuyên giúp người bệnh đái tháo đường tập thể thao an toàn

7 lầm tưởng về bệnh đái tháo đường có thể ảnh hưởng tới sức khỏe

7 dấu hiệu cảnh báo bạn bị kháng insulin

Thay đổi chế độ ăn

Thay đổi chế độ ăn khi mang thai là biện pháp đơn giản nhất giúp phòng ngừa và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ. Bà bầu cần bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho cả bản thân và thai nhi, tuy nhiên không nên bổ sung quá nhiều calorie đặc biệt là các calorie rỗng trong thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt, đồ ăn vặt… vì chúng khiến đường huyết tăng cao đột ngột.

Tăng cân hợp lý là cách tốt nhất để phòng ngừa và quản lý bệnh đái tháo đường thai kỳ, do đó mẹ bầu chỉ nên bổ sung 35 - 45% calorie hàng ngày từ các thực phẩm giàu carbohydrate. Chia lượng thực phẩm giàu carbohydrate này phù hợp cho 3 bữa chính và 2 - 3 bữa phụ.

Nên kết hợp carbohydrate cùng các thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt gà, cá hồi, trứng, sữa chua, các loại quả hạch… Protein sẽ giúp cơ thể phá vỡ carbohydrate tốt hơn.

Mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt... để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

Ăn nhiều chất xơ trong các thực phẩm như quả bơ, bí đỏ, các loại đậu (đặc biệt là đậu lăng), hạt chia, hạt lanh. Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp đường huyết tăng từ từ, làm chậm hoặc giảm sự giải phóng insulin trong máu.

Bổ sung chất béo lành mạnh từ dầu dừa, bơ hữu cơ… trong chế độ ăn hàng ngày. Các chất béo này sẽ giúp ổn định đường huyết tốt hơn, giúp mẹ bầu phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ.

Vận động nhiều hơn

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát đường huyết cho Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Theo đó, vận động vừa sức ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn.

Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ có thể chọn đi bộ nhanh, tập yoga… hàng ngày. Chú ý, không nên tập thể dục ngay sau khi ăn mà nên chờ ít nhất 10 phút rồi mới bắt đầu vận động. Điều này sẽ giúp giảm nồng độ đường huyết sau ăn, giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn trong thai kỳ.

Quản lý căng thẳng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ hay cảm thấy căng thẳng, lo lắng về các biến chứng bệnh khi không thể kiểm soát đường huyết.

Một nghiên cứu năm 2012 của các nhà khoa học Ireland cho thấy, phụ nữ bị đái tháo đường có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn người không mắc bệnh.

Càng lo lắng, căng thẳng, mẹ sẽ càng khó kiểm soát các hormone trong cơ thể, trong đó có insulin. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy, mẹ căng thẳng, lo lắng khi mang thai có thể khiến trẻ sinh nhẹ cân, không phát triển toàn diện.

Bổ sung vitamin D

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ béo phì cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng bổ sung vitamin D khi mang thai giúp bà bầu kiểm soát đường huyết tốt hơn, giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ.

Bổ sung calci

Theo một nghiên cứu năm 2017, những phụ nữ bổ sung đủ calci trong chế độ ăn hàng ngày sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ thấp hơn 42%. Theo đó, nếu bạn đang bổ sung ít calci (dưới 1.200 mg/ngày), bổ sung thêm 200 mg calci/ngày sẽ giúp giảm 22% nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.

Cách tốt nhất để tăng lượng calci trong chế độ ăn hàng ngày là ăn sữa chua, pho mát, cải xoăn, bông cải xanh và hạnh nhân.

Vi Bùi H+ (Theo Dr.Axe)

Sau khi sinh và cai sữa cho bé, nếu thấy đường huyết vẫn tăng cao nguy hiểm, bạn có thể tham khảo thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường nhằm ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường trên tim, mắt, thận, thần kinh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết