Chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường lúc cuối đời

Giai đoạn cuối đời, người bệnh đái tháo đường sẽ cần được chăm sóc đặc biệt

Những triệu chứng đái tháo đường giai đoạn đầu thường bị bỏ qua

Tại sao đái tháo đường là một căn bệnh mạn tính nguy hiểm?

Chỉ số đường huyết cao ở người đái tháo đường có nguy hiểm không?

Bị bệnh đái tháo đường có ăn được khoai tây không?

Mục tiêu trong điều trị bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối là gì?

Nếu nồng độ glucose tăng cao trong một thời gian dài, người bệnh đái tháo đường có thể mắc thêm nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đến cuối đời, mục tiêu giữ đường huyết trong phạm vi ổn định sẽ không còn là ưu tiên hàng đầu.

Nguyên nhân là do nếu kiểm soát đường huyết quá chặt, người bệnh rất dễ bị hạ đường huyết cấp tính. Biến chứng này ở những người cao tuổi còn dễ gây tử vong hơn nhiều so với tăng đường huyết.

Thay vào đó, việc kiểm soát bệnh đái tháo đường trong giai đoạn cuối đời sẽ tập trung vào kiểm soát các biến chứng để giúp người bệnh bớt các triệu chứng khó chịu cũng như kéo dài tuổi thọ cho họ.

Người bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối cần chú ý gì để tránh hạ đường huyết?

Phần lớn các trường hợp hạ đường huyết (dấu hiệu: Vã mồ hôi, đói, bủn rủn chân tay, mờ mắt…) đều có thể khắc phục bằng cách ăn hoặc uống các thực phẩm chứa đường. Ví dụ, bạn có thể ăn 2 - 3 chiếc bánh quy, 1 cốc nước đường, nửa ly nước ép trái cây, 2 thìa cà phê mật ong… Nhưng điều quan trọng hơn, gia đình và người bệnh cần chú ý phòng ngừa để tránh hạ đường huyết tái diễn.

Người bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối cần tránh hạ đường huyết

Người bệnh đái tháo đường type 1:

Thông thường, người bệnh đái tháo đường type 1 cần tiêm insulin và xét nghiệm đường huyết thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng đường huyết tăng cao gây ra các triệu chứng khó chịu. Nhưng trong giai đoạn cuối đời, cảm giác thèm ăn của người bệnh sẽ giảm đi và do đó, họ cũng cần ít insulin hơn, thường là insulin trong bữa ăn. Nếu vẫn giữ liều thuốc tiêm insulin như cũ, người bệnh sẽ có thể bị hạ đường huyết cấp rất nguy hiểm.

Vì vậy, gia đình cần trao đổi kỹ với bác sỹ về chế độ ăn hàng ngày của người bệnh, để bác sỹ cân nhắc giảm liều insulin cho phù hợp. Ngoài ra, giữa các bữa chính trong ngày, nên cho người bệnh ăn bữa phụ bằng sữa ít đường hoặc trái cây ngọt để tránh tụt đường huyết.

Người bệnh đái tháo đường type 2:

Với người bệnh đái tháo đường type 2, việc quản lý bệnh giai đoạn cuối đời cũng có nhiều thay đổi. Nhu cầu dùng thuốc điều trị và xét nghiệm đường huyết có thể giảm xuống, thậm chí là ngừng dùng thuốc điều trị.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên cảnh giác với đường huyết tăng quá cao (đặc biệt là trên 40 mmol/L) vì tình trạng này có thể khiến người bệnh bị nhiễm toan ceton máu.

Cách quản lý đau và biến chứng bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối

Để giảm đau đớn và trì hoãn tiến triển của các biến chứng, người bệnh sẽ phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Những loại thuốc này đều có những rủi ro nhất định, ví dụ như corticosteroid (thường dùng để giảm đau) có thể khiến đường huyết tăng bất thường và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của người bệnh.

Do đó, gia đình cần nhắc nhở người bệnh dùng thuốc đúng liều, đúng thời điểm bác sỹ đã hướng dẫn. Đồng thời, ghi lại nhật ký đo đường huyết thường xuyên và báo ngay cho bác sỹ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên alpha liopic acid có thể hỗ trợ giảm đau do biến chứng thần kinh ở người bệnh đái tháo đường. Khi được kết hợp với những thảo dược chống biến chứng khác, điển hình như: Mạch môn (hỗ trợ cải thiện biến chứng thận), câu kỷ tử (giúp bảo vệ võng mạc), hoài sơn (chống oxy hóa bảo vệ thần kinh), hiệu quả của alpha lipoic sẽ được tăng cao.

Một lưu ý khác cũng khá quan trọng trong chăm sóc người bệnh đái tháo đường giai đoạn cuối là chú ý về tâm lý. Người bệnh giai đoạn cuối thường dễ bị bi quan và dễ stress hơn bình thường. Điều này có thể khiến sức khỏe của họ trầm trọng hơn. Bởi vậy, gia đình nên cố gắng động viên và chia sẻ nhiều hơn, nhằm giúp người bệnh thêm động lực để vượt lên trên bệnh tật.

Vi Bùi H+ (Theo Mariecurie.org.uk)

Hiểu được các lợi ích mà Alpha lipoic acid, Mạch môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử, Nhàu mang lại cho người bệnh đái tháo đường, Viện Thực phẩm chức năng đã nghiên cứu và tạo ra thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường.

Với công thức toàn diện, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường giúp:

- Hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.

- Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết.

- Hỗ trợ giảm cholesterol máu.

Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).

Bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cÆ¡ viêm xÆ°Æ¡ng khớp, loãng xÆ°Æ¡ng  - Ảnh 7Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 – 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết