Cảnh giác với 7 nguyên nhân không ngờ gây biến động đường huyết

Bạn có biết bỏ bữa sáng, ăn nhiều chất béo… có thể khiến đường huyết biến động khó lường?

Tiền đái tháo đường: 3 lời khuyên giúp ổn định đường huyết tốt hơn

Tại sao người bệnh đái tháo đường cần tránh căng thẳng?

Đái tháo đường type 2: Béo phì tác động nhiều hơn di truyền

Gợi ý một số món ăn vặt lành mạnh cho người bệnh đái tháo đường

Đường huyết tăng cao trong khoảng thời gian dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường, ví dụ như suy giảm thị lực, biến chứng tim mạch, tổn thương thần kinh… Do đó, người bệnh đái tháo đường nên chú ý tới một số nguyên nhân gây biến động đường huyết, gây tăng đường huyết dưới đây:

Bỏ bữa sáng

Có thói quen ăn sáng đầy đủ sẽ giúp bạn lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn, tránh các thực phẩm nhiều chất béo, giàu calorie vào cuối ngày. Một nghiên cứu năm 2015 đã chỉ ra rằng, người bệnh đái tháo đường duy trì thói quen ăn sáng đầy đủ có xu hướng ăn ít hơn trong các bữa ăn tiếp theo.

Tốt hơn hết, bạn nên chuẩn bị bữa sáng giàu protein và các chất béo lành mạnh để ổn định đường huyết tốt hơn. Một nghiên cứu trên những người bệnh đái tháo đường type 2 bị béo phì cho thấy, ăn nhiều hơn vào bữa sáng có thể giúp bạn thấy no lâu, hỗ trợ giảm cân, giảm nhu cầu insulin và giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Ăn nhiều chất béo

Ăn nhiều chất béo có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc tiêm insulin

Người bệnh đái tháo đường thường lo lắng về hàm lượng carbohydrate trong bữa ăn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy ăn nhiều chất béo cũng có thể gây biến động đường huyết. Theo nghiên cứu năm 2017, các nhà khoa học chỉ ra rằng ăn nhiều chất béo khiến cơ thể tiêu hóa carbohydrate chậm hơn.

Điều này có thể ảnh hưởng tới những người bệnh đái tháo đường phải tiêm insulin, khiến thuốc tiêm insulin đạt đỉnh sai thời điểm, sớm hơn so với thời gian cơ thể tiêu hóa hết carbohydrate. Người bệnh có thể cần nhiều insulin hơn nếu hay có chế độ ăn nhiều chất béo. Về lâu dài, thói quen này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin.

Cà phê

Có thể bạn đã nghe tới việc thường xuyên uống cà phê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, với những người đã mắc bệnh, uống cà phê lại có thể là nguyên nhân không ngờ gây biến động đường huyết.

Theo TS.BS. Aaron Cypess từ Viện Sức khỏe Quốc gia (Mỹ): “Tùy vào độ nhạy cảm với caffeine của từng người mà uống cà phê có thể làm tăng đường huyết nhiều hoặc ít”.

Nhiễm trùng

Khi bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ sản sinh ra một số chất để chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Các chất này có thể khiến đường huyết tăng cao nhanh chóng. Do đó, mỗi khi bị nhiễm trùng (dù chỉ đơn giản là cảm lạnh hay cúm), người bệnh đái tháo đường nên chú ý uống đủ nước để đào thải bớt lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể. Bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ nếu cần điều chỉnh liều lượng thuốc (đặc biệt là thuốc tiêm insulin) trong trường hợp này.

Mất ngủ, thiếu ngủ

Một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra rằng, người bệnh đái tháo đường type 2 bị mất ngủ, thiếu ngủ cũng có chức năng nhận thức kém hơn so với những người ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ còn có thể làm tăng nồng độ hormone cortisol, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin, gây tăng đường huyết.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá đặc biệt nguy hiểm với người bệnh đái tháo đường. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Mỹ), hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trên tim, thận, tổn thương thần kinh, suy giảm thị lực… ở người bệnh đái tháo đường.

Một số loại thuốc khác

Một số loại thuốc như thuốc điều trị hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, thấp khớp… có thể làm tăng đường huyết khó kiểm soát. Trong trường hợp phải sử dụng các loại thuốc này để kiểm soát các bệnh khác, bạn sẽ cần kế hoạch theo dõi, kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthy)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex - Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.
Glutex là giải pháp hỗ trợ hiệu quả để giúp những người mới mắc đái tháo đường dễ dàng ổn định đường huyết. Với những người mắc đái tháo đường lâu năm khó ổn định chỉ số đường huyết, chỉ số HbA1c, Glutex còn giúp kiểm soát đường huyết, giảm HbA1c, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…
Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết