Đái tháo đường: 3 vấn đề răng miệng cảnh báo đường huyết tăng cao

Sức khỏe răng miệng có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe, bao gồm cả lượng đường huyết của bạn

Gan nhiễm mỡ có làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2?

6 quy tắc kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường: Cẩn thận tăng, hạ đường huyết, kiệt sức do nhiệt ngày Hè

Cần chú ý gì để kiểm soát bệnh đái tháo đường trong mùa Hè?

3 vấn đề răng miệng cảnh báo đường huyết tăng cao

Khô miệng

Khô miệng là một trong những triệu chứng phổ biến và có thể cảnh báo sớm cả bệnh đái tháo đường type 1 và type 2. Theo đó, người bệnh có thể thấy khô miệng mọi lúc và hay có muốn uống thật nhiều nước một lúc.

Dù chưa làm rõ được tại sao đường huyết tăng cao đột biến có thể khiến người bệnh đái tháo đường thấy khô miệng, nhưng các chuyên gia cho rằng điều này có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị đái tháo đường.

Các triệu chứng khô miệng bao gồm:

- Lưỡi khô, thô ráp.

- Thiếu độ ẩm trong khoang miệng.

- Môi khô, nứt nẻ.

- Các vết loét trong miệng.

- Khó nuốt, nhai hoặc nói.

Người bệnh đái tháo đường thường hay gặp phải tình trạng khô miệng

Bệnh về nướu

Tình trạng khô miệng cũng có thể ảnh hưởng tới lượng nước bọt quanh răng và nướu. Chưa kể, tình trạng đường huyết tăng cao cũng tạo ra môi trường thuận lợi để các vi khuẩn phát triển, gây hình thành mảng bám trên răng, kích ứng nướu. Về lâu dài, tình trạng này có thể dẫn tới các bệnh về nướu, sâu răng, rụng răng.

Các chuyên gia cảnh báo bệnh nướu răng thường trở nên phổ biến hơn khi người bệnh không kiểm soát tốt đái tháo đường. Do đó, bạn nên chú ý hơn tới lượng đường huyết khi thấy mình có các triệu chứng bệnh nướu răng như sau:

- Nướu sưng đỏ, đau hoặc chảy máu.

- Răng lung lay, nhạy cảm.

- Thay đổi cảm giác khi cắn, nhai thức ăn.

- Hôi miệng, cảm thấy có mùi vị khó chịu trong miệng.

Rụng răng

Nếu không được điều trị tốt, các bệnh về nướu có thể dẫn tới rụng răng ở người bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân là bởi việc hình thành mảng bám có thể làm lỏng độ bám của nướu quanh răng, có thể gây rụng răng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ người bệnh đái tháo đường bị rụng tăng có thể cao hơn gấp đôi so với những người mắc các bệnh khác. Nguy cơ này cũng tăng cao hơn ở người cao tuổi, người không chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt.

Người bệnh đái tháo đường cần cảnh giác với các triệu chứng cảnh báo nguy cơ rụng răng sau:

- Nướu sưng và đau.

- Đau răng.

Người bệnh đái tháo đường có thể làm gì để duy trì sức khỏe răng miệng?

Để ngăn ngừa các biến chứng liên quan tới sức khỏe răng miệng, người bệnh đái tháo đường cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách (đánh răng và dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng), giữ ổn định đường huyết, kiểm tra đường huyết thường xuyên cũng như duy trì lịch hẹn khám định kỳ với nha sỹ.

Vi Bùi H+ (Theo Timesofindia)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.

Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch

Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết