Cứ bỏng là chườm đá, xả nước lạnh: Cách sơ cứu bỏng sai lầm

Phải đọc ngay: Các loại bỏng nguy hiểm và cách sơ cứu bỏng nhẹ

Bong da ngón tay sau sinh là bệnh gì?

Video: Mẹo cấp cứu nhanh cho vùng da bị bỏng

Cảnh giác nguy cơ bỏng da vì sứa lửa khi đi tắm biển

Video: Mẹo cấp cứu nhanh cho vùng da bị bỏng

Bỏng là một tai nạn thường gặp trong cuộc sống đời thường. Có 80% tổng số nạn nhân bị bỏng nông trên diện hẹp, chiếm dưới 20% diện tích da của cơ thể. Đối với loại bỏng này, điều trị rất đơn giản: Sơ cứu bỏng, nghỉ ngơi, giảm đau và chống bội nhiễm. 20% nạn nhân còn lại là bị bỏng sâu cần cấp cứu kịp thời và điều trị chuyên sâu, đặc biệt trong 8 giờ đầu. Những hậu quả do bỏng sâu để lại rất nặng nề cho cả thể chất, thẩm mỹ và tâm lý, thậm chí còn có thể tử vong.

Các loại bỏng thường gặp, bao gồm: Bỏng phóng xạ, bỏng do nhiệt, bỏng do điện và bỏng do hóa chất.

Đa số bỏng nông, diện tích hẹp nên tiên lượng nhẹ, chỉ cần chăm sóc tại chỗ là khỏi. Bỏng nặng diễn biến qua các giai đoạn:

Giai đoạn đầu: Sốc bỏng (trong 48 giờ đầu).

Giai đoạn 2: Nhiễm độc cấp tính bắt đầu từ ngày thứ 3 trở đi (kéo dài 3 - 15 ngày) do nhiễm khuẩn hoặc do nhiễm những chất độc của tổ chức hoại tử.

Giai đoạn 3: Nhiễm trùng. Các vi khuẩn thường gặp là tụ cầu vàng, liên cầu tan huyết, trực khuẩn mủ xanh, có thể cả uốn ván. Nhiễm trùng tại chỗ bỏng có thể gây nhiễm khuẩn máu. Những trường hợp bỏng nặng, nếu qua được thời kỳ sốc bỏng, thì 70% tử vong trong giai đoạn này.

Giai đoạn 4: Hồi phục và suy kiệt. Nếu điều trị tốt, bỏng nhẹ, vá da sớm… thì nạn nhân hồi phục dần. Nếu điều trị kém và bị bỏng nặng… nạn nhân sẽ suy kiệt dần, thậm chí tử vong.

Sơ cứu bỏng nhẹ và bỏng sâu

Rất nhiều người lầm tưởng cứ bỏng là phải chườm đá, xả nước lạnh, thậm chí còn băng bó cẩn thận, kín đáo. Tuy nhiên, việc làm này không đúng với tất cả các loại bỏng.

Tìm hiểu cách sơ cứu bỏng trong infographic dưới đây:

Tìm hiểu 4 cấp độ bỏng để biết cách sơ cứu, cấp cứu kịp thời:

Các trường hợp bỏng sau đây yêu cầu sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt: Trẻ dưới 5 tuổi hoặc người già bị bỏng; Nạn nhân khó thở; Bỏng nhiều hơn một khu vực ở cơ thể; Cổ, tay, chân, đầu, bộ phận sinh dục bị bỏng; Bỏng mũi và/hoặc miệng (đây là dấu hiệu bỏng khí quản); Bỏng điện và hóa chất...

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp