Có thể sử dụng thảo dược trong điều trị bệnh hen?

Hen suyễn là bệnh chưa chữa khỏi hoàn toàn được nhưng có thể dùng dược thảo để hỗ trợ điều trị hiệu quả

5 triệu chứng đáng ngạc nhiên của bệnh hen suyễn

Uống dầu cá khi mang thai giúp giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cho bé

Cảnh giác cơn hen khi lạnh về

5 thực phẩm tốt cho người bị hen suyễn

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD với tình trạng đờm, ho, khó thở liên tục, lại là bệnh chưa chữa khỏi hoàn toàn được. Thông thường, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc Tây như thuốc xịt dự phòng và thuốc cắt cơn. Mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng (giảm đờm, giảm ho, giảm khó thở) và giảm tần suất các đợt bị cấp bởi sau mỗi đợt cấp bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị biến chứng nặng hơn và sức khỏe suy giảm nghiêm trọng.

Ngoài thuốc Tây, trong y học cổ truyền còn có các vị thuốc được sử dụng có hiệu quả trong nhóm bệnh hô hấp mạn tính (gồm COPD, hen, viêm phế quản mạn tính) như Lá Hen, Cốt Khí Củ… Cây lá Hen (Calotropis gigantea) còn có tên khác như "Nam tì bà", "Bàng biển", "Bồng bồng", "Cốc may”. Cây mọc hoang và được trồng khắp các tỉnh trung du, đồng bằng nước ta để làm hàng rào kết hợp làm thuốc.

Theo đông y, lá Hen có vị đắng, hơi chát, tính mát, có tác dụng tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch, giảm ho. Thường dùng lá, hoa, vỏ thân, vỏ rễ… có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các dược liệu khác để đạt hiệu quả tối ưu. Những nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy các hoạt chất trong lá hen như calotropin, α-amyrin, β-amyrin, taraxasterol… có nhiều tác dụng sinh học rất quý như tăng sức bóp cơ tim, kháng viêm, kháng histamin, giảm đau, chống oxy hóa, phòng ngừa nhiễm khuẩn...

Cốt khí củ (Polygonum cuspidatum Sieb. et Zucc) còn có tên Hổ trượng. Bộ phận dùng là rễ phơi hay sấy khô của cây Cốt khí củ. Thành phần hóa học của rễ Cốt khí củ chứa physcin, emodin 8-0-b glucosid, b-sitosterol glucosid, 3.4.5. trihydroxystilben 3-0-b – 0 glucosid, polygonin, rheochrysin, polydatin, resveratol, cuspidatin. Công năng bao gồm hoạt huyết, tiêu viêm, kháng sinh, chống virus, lợi tiểu, lợi sữa, chống ho, tiêu đờm.

Ngày nay, khoa học hiện đại cũng đã phân tích các thành phần trong các thảo dược này và chứng minh các chất kháng viêm thực vật có trong thảo dược có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề đường thở. Đồng thời, chứa các chất giúp long đờm, giãn phế quản. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc Đông y cổ truyền hoặc cũng có thể lựa chọn các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa các thành phần thảo dược này được sản xuất theo công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị bệnh hen suyễn


Vân Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp