Chuyên gia “chỉ điểm” các kiểu đau đầu thường gặp và cách xử lý

Bạn đã biết các loại đau đầu thường gặp?

Đau đầu, thiểu năng tuần hoàn não có gây đột quỵ không?

Đau đầu, nhức đầu không muốn uống thuốc, phải làm gì?

Tại sao người bệnh đái tháo đường bị đau đầu?

Ho, đau đầu, sổ mũi thì uống thuốc gì?

Theo TS. Isha Gupta - một nhà thần kinh học được chứng nhận bởi IGEA Brain & Spine Mỹ, các cơn đau, nhức đầu là nỗi phiền toái mà bất cứ ai cũng gặp trong cuộc sống. Và dưới đây là 6 kiểu đau đầu thường gặp và cách đơn giản nhất để giảm đau:

1. Đau đầu căng cơ hay đau căng đầu/ nhức đầu vì căng thẳng tinh thần (Tension headache)

Những cơn đau đầu kiểu này thường xuất hiện với cảm giác áp lực đau đớn hoặc thắt chặt quanh đầu, đôi khi toàn bộ đầu. Cụ thể hơn, đây là cảm giác đau, như bị bó chặt, đè nén, co thắt, với cường độ, tần suất và thời gian rất thay đổi, diễn tiến lâu dài, chủ yếu xảy ra ở vùng chẩm, có liên quan đến sự co cơ vân kéo dài, và thường là một phần phản ứng của cơ thể với các stress trong cuộc sống.

Cách dễ dàng nhất để giảm đau đầu kiểu này là bạn nên giải tỏa căng thẳng, thư giãn và cân bằng lại cuộc sống.

2. Đau nửa đầu (migraine)

Đau nửa đầu là một bệnh lý đau đầu do căn nguyên mạch, có đặc điểm cơ bản là đau nhói nửa đầu từng cơn ở bên trái hoặc bên phải. Lúc này, bệnh nhân có thể cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn, có thể có cảm giác buồn nôn hoặc nôn.

Tuỳ thuộc cơ địa từng người mà cường độ, mức độ, thời gian đau nửa đầu lại khác nhau. Một số người bị cơn đau nửa đầu tấn công chỉ một vài giờ, trong khi những người khác phải chịu đựng chúng trong nhiều ngày. Chứng đau nửa đầu gặp nhiều ở thanh thiếu niên và phụ nữ.

Thông thường, thuốc NSAID có thể giúp giảm đau nửa đầu. Nhưng nếu bạn bị cơn đau nửa đầu nhiều hơn một lần mỗi tuần, bạn nên đi khám ngay.

3. Nhức đầu xoang (Sinus headaches)

Đây là kiểu nhức đầu có thể kèm theo viêm xoang (tình trạng lớp màng lót xoang trở nên phù nề và viêm). Bệnh nhân có thể cảm thấy áp lực ở vùng trước của đầu như xung quanh mắt, má và trán.

Bạn có thể giảm nhức đầu xoang bằng cách rửa mũi hoặc dùng thuốc giảm đau không cần kê toa.

4. Đau đầu từng cụm hay đau đầu cụm/nhức đầu cụm (Cluster headaches)

Nó thường được mô tả giống như đau nửa đầu, vì cơn đau thường xuất hiện sâu bên trong một bên đầu, xung quanh mắt, sau đó lan đến trán, thái dương và má. Đau đầu từng cụm có thể xuất hiện đột ngột rồi hết nhanh hoặc hết từ từ sau khoảng 30 phút. Tuy nhiên, cơn đau thường tái phát.

Đây là kiểu đầu khó khăn nhất để dự đoán và điều trị.

5. Đau đầu do hormone (Hormone headache)

Một số phụ nữ thường bị nhức đầu hoặc đau nửa đầu vào những thời điểm nhất định trong tháng, đặc biệt là trước, sau hoặc trong kỳ kinh nguyệt. May mắn thay, kiểu nhức đầu này có thể dự đoán và điều trị dễ hơn các loại khác.

Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.

6. Đau đầu hồi ứng (Rebound headache)

Nhức đầu xảy ra khi bạn lạm dụng một loại thuốc nào đó. Ví dụ, nếu bạn uống thuốc Tylenol mỗi ngày để điều trị chứng nhức đầu, bạn có thể bắt đầu phát triển triệu chứng đau, nhức đầu hàng ngày, đặc biệt là lúc thức dậy buổi sáng. Cơn đau nhức đầu sẽ được giảm đi nếu bạn uống thuốc giảm đau nhưng sau đó sẽ đau trở lại khi thuốc hết.Để khắc phục tình trạng đau đầu hồi ứng, bạn cần hạn chế sử dụng nhiều thuốc giảm đau hoặc đi khám ngay.

Nếu bạn bị đau đầu, hãy làm điều này:

Bắt đầu ghi chép lại nhật ký đau, nhức đầu.
Đánh giá chất lượng giấc ngủ, xem bạn đã ngủ quá nhiều hay quá ít.
Cân nhắc lại thực phẩm vẫn ăn hàng ngày, đặc biệt là cắt giảm chocolate, pho mát, thịt nguội, rượu bia...
Theo dõi các triệu chứng đau cổ, vì điều này thường gây ra nhức đầu.
Đánh giá mức độ căng thẳng của bạn.
Xem xét lượng caffeine tiêu thụ mỗi ngày.
Hãy thử bổ sung phức hợp vitamin B (vitamin B-complex).
Bổ sung magne.
Áp dụng massage, đặc biệt là massage vùng thái dương.
Kiểm soát các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, thực phẩm, bụi bẩn…

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp