Chế độ ăn uống ảnh hưởng thế nào tới bệnh động mạch vành?

Bệnh động mạch vành có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, suy tim…

Hở van 2 lá và 3 lá ¼, nhịp tim nhanh có chữa khỏi hẳn không?

Tìm lại được niềm vui sống, không còn khổ sở vì cầu cơ mạch vành

Bị tăng huyết áp rồi suy tim, không ai ngờ tôi lấy lại được sức khỏe!

Tìm lại được niềm vui sống, không còn khổ sở vì cầu cơ mạch vành

Với người bệnh động mạch vành, trái tim sẽ không nhận được đủ máu giàu oxy để đảm bảo hoạt động như bình thường. Bệnh động mạch vành có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ, thậm chí suy tim.

Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành bao gồm tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, béo phì, hàm lượng cholesterol cao... Mặc dù một số nguy cơ là không thể tránh khỏi, bạn vẫn có thể phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này bằng cách bỏ thuốc lá, thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn để giảm nồng độ cholesterol.

Tại sao bạn cần quan tâm tới cholesterol trong cơ thể?

Cơ thể có thể tạo ra cholesterol và chúng cũng có mặt trong một số loại thực phẩm, đặc biệt là thịt và các sản phẩm từ sữa. Các thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường không chứa cholesterol. Nhìn chung, có 2 loại cholesterol chính bạn cần chú ý là lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL).

Cholesterol "xấu" LDL có thể gây hình thành mảng bám trong lòng động mạch

Cholesterol LDL được gọi là cholesterol “xấu” vì chúng có thể tích tụ bên trong lòng động mạch, khiến động mạch bị thu hẹp. Cholesterol HDL được gọi là cholesterol “tốt” vì chúng giúp bảo vệ các động mạch khỏi sự tích tụ mảng bám.

Việc giảm lượng cholesterol “xấu” LDL có lợi gì?

Giảm lượng cholesterol “xấu” LDL sẽ ngăn mảng bám hình thành và tích tụ trong lòng động mạch. Điều này giúp cho tim được bổ sung đủ máu và chất dinh dưỡng cần thiết.

Người mắc bệnh động mạch vành thường được bác sỹ yêu cầu giảm 30 - 35%  mức cholesterol “xấu” LDL thông qua chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục và sử dụng thuốc (nếu cần). Người bệnh cũng có thể được yêu cầu tăng mức cholesterol “tốt” HDL. Tốt hơn hết, bạn nên nhắm mục tiêu giảm mức cholesterol “xấu”LDL xuống dưới 130mg/dL, đồng thời tăng mức cholesterol “tốt” HDL lên ít nhất 50mg/dL.

Những loại thực phẩm tốt cho người bệnh động mạch vành

Người bệnh động mạch vành cần có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ

Để giảm lượng cholesterol “xấu” LDL, bạn nên chú ý chọn các thực phẩm có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa thấp. Nguyên nhân là bởi cơ thể sẽ chuyển hóa chất béo bão hòa thành cholesterol. Thay vào đó, hãy chuyển sang ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ hòa tan.

Nhìn chung, người bệnh mạch vành nên chú ý thực hiện một số thay đổi sau trong chế độ ăn uống:

- Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây trong bữa sáng.

- Ngũ cốc nguyên hạt, rau củ nên là các thực phẩm chính trong bữa trưa và bữa tối. Bạn vẫn có thể ăn thịt, nhưng nên chọn thịt nạc, ưu tiên thịt gia cầm và hải sản.

- Nên ăn các loại đậu, đặc biệt là đậu nành, đậu Hà Lan, đậu thận và đậu hải quân (navy bean) vì những loại thực phẩm này đã được chứng minh có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol “xấu” LDL.

- Nên chọn các loại sữa không béo, sữa chua và bơ ít béo.

- Nên ăn trái cây tươi, sữa chua ít béo trong các bữa ăn nhẹ, tráng miệng.

- Trong quá trình chế biến thực phẩm, chỉ nên sử dụng một lượng dầu ăn nhỏ. Bạn có thể thay thế bằng dầu olive hoặc dầu hạt cải vì các loại dầu này chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, làm giảm nồng độ cholesterol “xấu” LDL và lượng cholesterol toàn phần. Tránh các loại dầu có nhiều chất béo không bão hòa đa như dầu ngô, dầu lạc/đậu phộng và các loại bơ thực vật.

- Hạn chế ăn đồ ngọt.

- Người bệnh động mạch vành nên ăn từ 1 - 2 bữa cá hoặc hải sản/tuần.

- Nên thêm tỏi vào các món ăn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có thể làm giảm lượng cholesterol “xấu” LDL và giúp hạ huyết áp.

-  Ăn một lượng vừa phải các loại quả hạch giàu chất béo không bão hòa đơn như hạt phỉ, hạnh nhân, hồ đào, hạt điều, quả óc chó và hạt macca. Những loại quả hạch này đã được chứng minh có thể giúp cải thiện nồng độ cholesterol trong cơ thể.

Làm gì nếu thay đổi chế độ ăn uống không có tác dụng?

Cơ thể cần thời gian để thích ứng với những thay đổi trong chế độ ăn uống. Bác sỹ sẽ giúp bạn theo dõi tiến trình này. Tuy nhiên, nếu mức cholesterol không được cải thiện sau 2 - 6 tháng, bác sỹ có thể kê đơn thuốc giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tiếp tục duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để giúp thuốc phát huy tác dụng, giúp kiểm soát bệnh động mạch vành và phòng ngừa đau tim, đột quỵ, bệnh suy tim.

Vi Bùi H+ (Theo Aafp)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - hỗ trợ tăng cường chức năng tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang phù hợp cho người bệnh mạch vành, suy tim, hẹp hở van tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn mỡ máu.

Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Đời sống Toàn cầu (Canada) năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim (ho, phù, khó thở, mệt mỏi), giảm cholesterol toàn phần và cholesterol “xấu” LDL trong máu.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch