Các dấu hiệu bất thường ở mũi cảnh báo bệnh nguy hiểm

Khi bị chảy máu cam, bạn nên dùng tay bóp cánh mũi để cầm máu

Cháu bị bệnh mũi đỏ (mũi sư tử), chữa trị bằng cách nào?

Vài điều đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tai mũi họng cho con

Phẫu thuật miễn phí sứt môi, hàm ếch, tai mũi họng

Sai lầm trong chăm sóc tai mũi họng cho bé

Chảy máu mũi

Xoang bị khô: Không khí khô làm cho màng mũi, xoang bị khô, nứt nẻ. Xoang khô có thể gây chảy máu và nhiễm khuẩn.

Giãn mao mạch xuất huyết di truyền (HHT): Đây là tình trạng rối loạn di truyền hiếm gặp khiến các mạch máu trong mũi bị suy yếu, dẫn đến chảy máu. Nếu bạn thấy những đốm máu nhỏ trên mặt, tay, chân hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh HHT, bạn nên trao đổi tình trạng với bác sỹ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bệnh này làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc tắc mạch phổi (cục máu đông lọt vào mạch máu và làm tắc nghẽn dòng lưu thông của máu).

Các nguyên nhân khác: Ngoáy mũi nhiều, rối loạn chảy máu mũi di truyền, thuốc làm loãng máu, thuốc xịt mũi, dị ứng thuốc giảm đau aspirin… Bạn cần được đến cơ sơ y tế ngay lập tức nếu tình trạng chảy máu mũi chảy liên tục trong thời gian dài (hơn 30 phút) khiến bạn cảm thấy khó thở.

Mất khứu giác

Bệnh đái tháo đường: Các các nghiên cứu về khứu giác cho thấy: Mất khứu giác là một biến chứng của bệnh đái tháo đường. Lượng đường trong máu cao khiến các cơ quan, mạch máu và dây thần kinh trong mũi bị tổn thương. Từ đó, bệnh đái tháo đường tác động xấu đến hệ nội tiết (các tuyến sản xuất hormone) và gây ra mất khứu giác.

Người mắc viêm xoang dễ bị chảy máu cam, đau đầu khi thay đổi thời tiết

Bệnh thoái hóa thần kinh: Triệu chứng mất khứu giác, khả năng ngửi bị suy giảm là một trong những dấu hiệu của các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson. 2 bệnh nguy hiểm này chưa có phương pháp, thuốc điều trị triệt để, chỉ có thể dùng thuốc làm giảm các biến chứng sức khỏe.

Polyp mũi: Polyp mũi là dạng u lành không gây ung thư, không gây đau đớn. Chúng thường phát triển ở hốc mũi, niêm mạc mũi gây mất khứu giác. Bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật cắt polyp mũi hoặc dùng thuốc để làm tan khối u.

Ảo giác khứu giác (Phantom Smell)

Nhiễm trùng xoang: Ảo giác khứu giác có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên mũi. Các vi khuẩn tấn công niêm mạc mũi, gây ra nhiễm trùng xoang, ảo giác khứu giác. Bạn có thể sử dụng dung dịch nước muối để rửa xoang hằng ngày, loại bỏ vi khuẩn có hại.  

Rối loạn ở não: Chấn thương đầu, khối u não, bệnh thần kinh có thể gây ra chứng ảo giác khứu giác. Đây là tình trạng người bệnh ngửi thấy mùi không có trong thực tế. Những bệnh nhân này cần được bác sỹ kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị y tế để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Mũi ửng đỏ (Rosacea)

Các triệu chứng của bệnh  các vùng như mũi, hai bên má, trán và cằm. bao gồm: các vùng da trên mặt đỏ ửng, dày lên, mẩn đỏ và rát. Nếu không được điều trị sớm, bệnh này có thể phát triển thành rhinophyma (bệnh mũi sư tử), gây biến dạng mũi và khó thở. Chứng Rosacea thường được ghi nhận ở những người nghiện rượu, người căng thẳng thần kinh, dị ứng, sốt hoa cỏ hoặc rối loạn tuyến giáp.

Bệnh Rosacea thường biểu hiện ở các vùng như mũi, hai bên má, trán và cằm.

Màu của nước mũi, dịch nhầy trong mũi

Nước mũi màu vàng/xanh: Dịch nhầy trong mũi có màu vàng/xanh là dấu hiệu mũi bị nhiễm virus, vi khuẩn, dị ứng. Khi vi khuẩn tấn công, hệ miễn dịch sử dụng các tế bào bạch cầu để loại bỏ vi khuẩn, khiến chất nhầy của bạn chuyển sang màu vàng/xanh. Bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

Nước mũi màu nâu: Các nguyên nhân khiến nước mũi của bạn thành màu nâu, bao gồm: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng, hút thuốc lá, máu khô... Bạn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, kiểm tra chất lượng không khí và tránh tụ tập ở những nơi ô nhiễm không khí để đảm bảo sức khỏe và bảo vệ mũi, đường hô hấp.

Nước mũi màu đen: Bên cạnh đó, bụi bẩn, ô nhiễm, nhiễm khuẩn hoặc nấm trong đường hô hấp có thể là nguyên nhân khiến nước mũi, dịch nhầy trong mũi có màu đen.

Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên mũi, trong mũi, bạn cần trao đổi với bác sỹ để phát hiện, điều trị kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Phạm Mơ H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp