5 loại thuốc có thể "phá hủy" hàm răng của bạn

Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây khô miệng và phá hủy men răng

Dùng miếng dán trắng răng: Không cẩn thận mất răng!

7 thói quen xấu đang phá huỷ men răng của bạn

Củng cố men răng bằng chế độ ăn

Cắt thành công khối u men răng khổng lồ

1. Các loại thuốc kháng acid

Acid có liên quan đến rất nhiều các vấn đề sức khỏe như ợ nóng, trào ngược dạ dày, thậm chí cả sâu răng. Các loại thuốc kháng acid còn có thể khiến răng yếu hơn. Nguyên nhân là do hầu hết các loại thuốc kháng acid đều có thể nhai, ngậm và tan được trong nước, do đó chúng cũng dễ bị đọng lại ở răng, nướu, dẫn tới khô miệng và làm tăng nguy cơ sâu răng.

2. Thuốc giảm đau

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người bị đau mạn tính sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng miệng cao hơn những người khác. Điều này là do hầu hết các loại thuốc giảm đau cũng gây ra tình trạng khô miệng và ăn mòn men răng.

Chính vì vậy, những người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau được khuyến cáo cần hết sức thận trọng và quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe răng miệng của mình.

3. Thuốc kháng histamin

Tác dụng phụ của thuốc kháng histamin là ngăn chặn việc miệng tiết ra nước bọt và chất nhầy, đây cũng là một nguyên nhân khiến miệng bị khô và các mảng bám tích tụ nhiều hơn, gây ảnh hưởng tới răng miệng.

Ngoài ra, một số loại thuốc dạng siro ho cũng có tính acid, lượng đường cao dễ làm hỏng men răng.

4. Thuốc điều trị huyết áp

Các loại thuốc điều trị huyết áp đã được biết đến với tác dụng phụ làm sưng nướu. Điều này có thể gây trở ngại cho việc vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.

5. Thuốc chống trầm cảm

Cũng như các loại thuốc trên, thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tình trạng khô miệng và tác động tiêu cực tới sức khỏe của răng. Không những thế, các nghiên cứu còn cho thấy, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm còn có thể làm suy yếu xương, tăng khả năng nhiễm nấm miệng, bệnh nướu, hôi miệng và sâu răng.

Để giảm thiểu tác dụng phụ của loại thuốc này, bạn nên uống ít nhất 10 ly nước mỗi ngày để tránh bị khô miệng.

Quang Tuấn H+ (Theo Startsat60)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt