Căng thẳng gây các vấn đề về đường ruột như thế nào?

Căng thẳng là một nguyên nhân gây ra vấn đề về ruột, đau bụng, đau dạ dày

7 cách giúp giảm nhanh căng thẳng trong ngày làm việc

Video: Muốn giảm căng thẳng, hãy ăn chocolate!

Tập thể dục quá sức có thể dẫn tới các vấn đề đường ruột

Các kiểu đau bụng có thể tiết lộ vấn đề tiêu hóa bạn đang gặp phải

Giống như chủ đề triết học về con gà và quả trứng, căng thẳng có thể gây ra vấn đề về đường ruột và các vấn đề về ruột lại làm bạn căng thẳng. Chu kỳ này lặp lại liên tục và gần như không có hồi kết.

Mức độ căng thẳng gia tăng có thể kích thích hệ miễn dịch gửi các tín hiệu dẫn đến sự phá hủy các tế bào niêm mạc ruột. Các vấn đề về ruột cũng làm tăng mức độ căng thẳng và dẫn đến ruột bị tổn thương nhiều hơn.

Căng thẳng có thể gây tổn thương cho đường ruột, hệ tiêu hóa của bạn

Nếu bạn đã mắc phải các bệnh về đường ruột thì khi bị căng thẳng, thành ruột sẽ mỏng hơn và dễ thấm hơn, dễ dàng cho vi khuẩn có hại xâm nhập. Điều này có thể gây viêm trầm trọng. Và kể cả khi bạn chưa mắc các bệnh đường ruột, sự căng thẳng cũng có thể kích thích và gây ra các vấn đề khó chịu cho hệ tiêu hóa.

Căng thẳng mạn tính, triền miên có thể trực tiếp dẫn đến tổn thương nghiêm trọng đường ruột.

Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng căng thẳng ảnh hưởng tới khả năng sinh sôi và phát triển bình thường của hệ vi sinh đường ruột. Do đó, vi khuẩn gây hại có thể dễ dàng phát triển và phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột, dẫn tới các vấn đề đường ruột và gây gia tăng căng thẳng.

Vậy bạn có thể làm gì khi gặp vấn đề về ruột?

Đầu tiên, bạn cần một chế độ ăn kiêng lành mạnh, hạn chế các chất kích thích hệ tiêu hóa như đường, đậu nành, sữa và gluten. Bổ sung một số loại thực phẩm giúp chữa lành, giảm các triệu chứng viêm và củng cố hệ vi sinh đường ruột.

Bạn cũng nên ăn những loại thực phẩm dễ tiêu, những thực phẩm được chế biến mềm, các loại canh... sẽ tốt hơn cho bạn khi bạn đang gặp phải các vấn đề về đường ruột. Bổ sung collagen cũng là một lựa chọn không tồi cho cơ thể. Ăn, uống các thực phẩm lên men giàu lợi khuẩn như dưa muối, kim chi, kombucha… có thể giúp củng cố hệ vi sinh đường ruột bị tổn thương hoặc mất cân bằng.

Khi bị căng thẳng, hãy cố gắng nghỉ ngơi, ăn một số thức ăn nhẹ và lành mạnh. Ngoài ra, điều quan trọng là tìm cách đối phó và giảm thiểu căng thẳng. Một số câu khẩu hiệu chẳng hạn như: “Tôi vẫn ổn”, “Tôi an toàn”, “Tôi có thể làm được điều này”, “Mọi thứ sẽ ổn thôi” có thể giúp ích trong những tình huống căng thẳng nhiều hơn bạn tưởng. Thực hành một số bài tập như yoga, thiền, bài tập hít thở có thể giúp bạn giảm căng thẳng đáng kể.

Trịnh Tây H+ (Theo medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa