Cẩn thận nhiễm trùng da do nước vùng bão lũ

Di chuyển, dọn dẹp vệ sinh trong nước lũ có thể nhiễm các bệnh về da

Phòng tránh dịch bệnh bùng phát sau bão và mưa lũ thế nào?

Làm sao khắc phục tình trạng da mẩn đỏ, viêm da?

Làm dịu viêm da dị ứng với kem Eczestop

Sau một trận lụt lớn, bệnh liên quan đến nhiễm trùng da và mô mềm bùng phát mạnh. Lý do là bởi người dân thường sơ ý bị rách, bị xước da chân, tay hay cơ thể. Khi di chuyển hoặc dọn dẹp vệ sinh, những vùng da bị tổn thương này thường xuyên tiếp xúc với nước lũ có chứa nước thải, hóa chất và các chất ô nhiễm khác gây viêm nhiễm. 

Theo một số nhà khoa học người Mỹ, nước lũ thường khiến bề mặt đất bị đảo lộn và nước sẽ mang theo rất nhiều virus lạ gây bệnh mùa lũ. Người dính phải virus này có thể bị viêm, nhiễm trùng, uốn ván và nếu không được điều trị kịp thời có thể phải cắt bỏ tứ chi, vùng bị hoại tử hoặc nặng hơn là đối mặt nguy cơ tử vong.

Nếu bị rách chân, sước da khi di chuyển trong nước lũ, hãy nhanh chóng vệ sinh, sát khuẩn và băng bó cẩn thận vết thương tránh nhiễm trùng

Tiến sĩ Adalja ở bệnh viện bang Florida phân tích: “Nhiều người khi di chuyển trong nước có thể bị trầy xước hoặc các vết cắt trên cơ thể. Nhưng vết đó có thể bị nhiễm virus từ nước. Virus xâm nhập vào cơ thể thông qua vết nứt trên da hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh.

Sau mưa, bão, lũ lụt, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải... hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật. Hơn nữa, mưa và ngập úng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh cho con người. Vì vậy để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ sức khỏe bản thân, tránh lây lan ra cộng đồng.

Các loại virus phổ biến nhất gây nhiễm trùng da là herpes simplex, herpes zoster, human papillomavirus (HPV) và poxvirus hay staphylococcus (gây nhiễm tụ cầu) và streptococcus (gây nhiễm liên cầu).

Tiến sĩ này cũng cho biết theo ghi nhận từ các bệnh viện, các bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến da liên quan đến việc di chuyển hay dọn dẹp sau mưa lũ ngày càng tăng do sự chủ quan và không đề phòng cũng như khám chữa kịp thời. Có những trường hợp phải cắt cụt chi vì bị nhiễm trùng và số người tử vong cũng không ít.

Lời khuyên đưa ra cho người dân vùng lũ và những nhân viên cứu hộ, cứu nạn cần đeo găng tay và quần áo bảo hộ thích hợp trong khi dọn dẹp bão và rửa kỹ bất kỳ vết cắt hoặc vết xước nào để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Tiến sĩ Adalja gợi ý: “Nếu bạn có vết cắt hoặc vết xước, hãy cố gắng hết sức để che chúng lại và tiến hành sơ cứu cơ bản. Hãy sử dụng thuốc mỡ kháng sinh nếu bạn có và theo dõi để đảm bảo nó không bị đỏ hoặc sưng. Nếu vết thương có vẻ lành hẳn hoặc nếu bạn bị sốt, ớn lạnh hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác, hãy đi khám càng sớm càng tốt”.

Phương Lâm H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu