Mùa mưa, khổ vì nước ăn chân tay

Khi thấy các kẽ ngón chớm bị ngứa đỏ, không nên gãi nhiều

Phương pháp điều trị tự nhiên cho nấm da đầu

Biện pháp ngăn ngừa bệnh nấm chân

Mắc bệnh nấm họng – miệng do lợi khuẩn “lép vế”

Thuốc tím có trị được nấm móng chân?

Ngứa ngáy không yên vì bệnh nước ăn chân

Chị Minh Hạnh (Hạ Long, Quảng Ninh) nhiều ngày qua phải sống trong cảnh đường phố ngập lụt. Không chỉ lo lắng về việc ngập lụt ảnh hưởng đến công việc mà chị còn lo lắng với chứng bệnh nước ăn chân cứ đến mùa mưa lũ lại tái phát. Chị Hạnh cho biết: “Nước đã rút gần hết nhưng khi đi chợ hay đi đâu đó gần nhà tôi vẫn phải lội nước. Mấy hôm trước tôi đã bôi thuốc nhưng cứ tiếp tục cái cảnh lội ra lội vào thì thuốc nào có tác dụng?”.

Căn bệnh nước ăn chân tưởng như chỉ xảy ra ở một số vùng nông thôn, khi người dân nơi đây phải thường xuyên tiếp xúc với đồng ruộng, ao hồ… thì giờ đây cũng khiến không ít người dân thành phố phải “điêu đứng”.

Nấm chân thường gặp ở những người làm nghề tiếp xúc thường xuyên với nước

Theo bác sỹ Võ Thị Bạch Sương – Giảng viên Bộ môn Da liễu, trường Đại học Y Dược TP.HCM, "Nước ăn chân là cách nói dân gian để chỉ bệnh nấm ở chân. Đây là bệnh da phổ biến trong mùa mưa lũ, mà nguyên nhân chính là do tiếp xúc thường xuyên với nước. Tác nhân gây bệnh là các vi nấm sợi tơ như Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum, hoặc cả vi nấm men Candida albicans”. 

Biểu hiện của bệnh là các kẽ các ngón chân giữa bị nứt. Ở lòng bàn chân, các cạnh ngoài của bàn chân có thể có mụn nước hoặc mảng da dày màu nâu đỏ, gây ngứa. Nếu không được điều trị kịp thời, vết loét sẽ lan rộng và khiến người bệnh đi lại khó khăn. Trong trường hợp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể sốt, nổi hạch bẹn và đau. Lúc bấy giờ bàn chân bị sưng tấy lên và có mủ.

Phòng và điều trị nước ăn chân: Không khó

Khi thấy các kẽ ngón chớm bị ngứa đỏ, không nên gãi nhiều, móng tay sắc và bẩn có thể làm sây sát chỗ ngứa, gây nhiễm khuẩn khó chữa thêm. Nếu gia đình có người bị nước ăn chân cần phải cách ly không để lây nấm sang người khác. Lưu ý không đi tất, đi giày, dép chung với người bệnh.

Sau khi lội nước cần lau khô chân và bôi kem trị nấm

Để điều trị bệnh nước ăn chân, người bệnh cần mua thuốc kem trị nấm da lên vùng da bị tổn thương. Sau vài ngày, bệnh sẽ đỡ. Song để điều trị dứt điểm buộc người bệnh phải luôn để chân khô ráo, vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với nước. Sau khi tiếp xúc với nước thì cần lau khô chân.

Bên cạnh việc bôi thuốc thì dân gian cũng có nhiều cách chữa nước ăn chân, tay khác như: Dùng lá trầu không, đường phèn đun sôi lấy nước để rửa vết thương, dùng lá kim ngân sắc đặc để ngâm chân; Dùng lá chè xanh và lá phèn đen nấu nước đặc để ngâm chân… Cần tham khảo các bài thuốc kỹ trước khi thực hiện để có hiệu quả nhanh nhất.

Để phòng ngừa nước ăn chân, cần giữ cho đôi chân luôn khô ráo bằng cách mang ủng (nếu nước ngập thấp), nên di chuyển bằng thuyền bè để tránh phải dầm nước (nếu nước dâng cao). Sau khi đi mưa hoặc tiếp xúc nước bẩn phải rửa chân sạch, lau khô. Khi có biểu hiện bệnh thì thoa thuốc. Bên cạnh đó cần phải lau khô chân tay sau khi tiếp xúc với nước.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu