Giảm nguy cơ nhiễm trùng khi điều trị ung thư bằng hóa trị như thế nào?

Giảm bạch cầu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Bệnh nhân ung thư máu rất dễ bị tổn thương do Covid-19

Giảm cân, phát triển xương, ngừa ung thư nhờ rau rocket

Phát hiện khả năng chống ung thư của cà rốt tím

6 loại thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư gan

Mặc dù không thể làm gì nhiều để ngăn ngừa bạch cầu suy giảm, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bị nhiễm trùng trong khi số lượng bạch cầu trong máu thấp và hệ miễn dịch suy yếu bằng một số thói quen hàng ngày.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Dinh dưỡng kém sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng, mắc bệnh. Đó là lý do vì sao việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là điều quan trọng trong hóa trị liệu. Đặc biệt, người điều trị ung thư bằng hóa trị nên chú ý ăn nhiều thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như bông cải xanh, sữa chua, tỏi, hạnh nhân… Nếu có thể, nên kết hợp các bài tập thể dục nhịp điệu khoảng 30 phút/ngày.

Tuy nhiên, điều này có vẻ khó khăn với những người bệnh khi mà các tế bào ung thư hoặc phương phương pháp điều trị ung thư đã ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm giảm cảm giác thèm ăn. Để có một kế hoạch ăn uống phù hợp nhất, bạn có thể đến gặp chuyên gia dinh dưỡng. Trong một số trường hợp, họ có thể đề xuất việc sử dụng thực phẩm bổ sung, cho ăn qua ống hoặc truyền tĩnh mạch để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Bên cạnh đó, để tránh nhiễm vi trùng, bạn cần rửa sạch trái cây và rau sống trước khi ăn. Nấu chín kỹ các sản phẩm động vật, bao gồm thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa.

Rửa tay thường xuyên

Đảm bảo vệ sinh tay là điều quan trọng, đặc biệt khi hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu. Bạn có thể rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm, đặc biệt là:

Rửa tay thường xuyên giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng

- Trước khi ăn hoặc chạm vào mặt.

- Sau thời gian ở những nơi công cộng hoặc với những người bị bệnh.

- Sau khi sử dụng nhà vệ sinh, chạm vào rác thải, hoặc xử lý chất thải từ động vật.

- Sử dụng chất khử trùng tay có cồn để làm sạch tay khi không có xà phòng hoặc nước. Hơn nữa người bệnh nên tắm thường xuyên và đánh răng hàng ngày.

Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh

Người bệnh ung thư điều trị bằng hóa trị nên hạn chế tiếp xúc với những người bị ốm, cảm cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng khác. Nếu có người thân trong nhà bị ốm, bạn nên:

- Tránh thời gian ở cùng không gian với họ càng nhiều càng tốt.

- Tránh dùng chung các sản phẩm cá nhân với họ, chẳng hạn như gối hoặc khăn tắm.

- Vệ sinh mọi bề mặt hay đồ vật mà người đó đã chạm vào.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước.

Dùng thuốc bảo vệ

Ở những bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng hóa trị, bất kỳ nhiễm trùng nào cũng có thể nhanh chóng trở nên tồi tệ, bởi vậy, bạn có thể cần phải sử dụng thuốc kháng sinh đề điều trị và phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Các loại thuốc này bao gồm thuốc chống vi khuẩn, chống virus và chống nấm.

Bạn có thể hỏi bác sỹ về những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng những loại thuốc này.

Tiêm phòng cúm 

Bệnh nhân mắc ung thư và người có tiền sử mắc bệnh này sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm các bệnh cảm cúm rất cao. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, người bệnh có thể tiêm phòng cúm 2 tuần trước khi hóa trị hoặc giữa các đợt hóa trị. Người bị ung thư nên tránh dùng vaccine cúm dạng phun sương qua mũi, bởi con đường này có thể trực tiếp đưa mầm mống virus cúm sống vào cơ thể người bệnh. 

Nhận biết sớm các dấu hiệu nhiễm trùng

Đối với bệnh nhân ung thư bị giảm bạch cầu khi điều trị hóa trị, cả một nhiễm trùng nhỏ cũng có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng. Do đó, bạn cần gặp bác sỹ ngay khi có các dấu hiệu:

Sốt

Ớn lạnh

Nôn mửa

Tiêu chảy

Ho

Đau họng

Nghẹt mũi

Đỏ, nóng, sưng hoặc đau ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.

Thay đổi trạng thái tinh thần

Việc phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu nhiễm trùng sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi và giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư