Các phương pháp điều trị vảy nến cho người cao tuổi

Nếu không điều trị sớm, bệnh vảy nến làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính

Người bị vảy nến nên kiêng ăn gì?

Môi trường có ảnh hưởng thế nào đến bệnh vảy nến?

Những điều có thể bạn chưa biết về bệnh vảy nến

Đừng để vẩy nến da đầu ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn

Bệnh vảy nến là bệnh tự miễn do sự tăng sinh tế bào quá mức, các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại tạo ra các mảng da khô, bong tróc, bạc trắng, đôi khi đỏ ửng như phát ban. Các mảng bám có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng tập trung ở da đầu, khuỷu tay và đầu gối, bác sỹ Smith giải thích.

Tuỳ thuộc vào vị trí xuất hiện và mức độ tổn thương để phân loại dạng bệnh. Các triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến bao gồm: các mảng da đỏ, mụn, viêm da, ngứa da, da khô nứt nẻ, chảy máu, thậm chí sưng, đau các khớp.

Khoảng 30 - 40% những cao tuổi mắc bệnh vảy nến có triệu chứng viêm khớp, sau đó phát triển thành bệnh viêm khớp vảy nến, bác sỹ Smith cho biết thêm. Bên cạnh đó, bệnh vảy nến có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như: Tim mạch, đột quỵ, đau tim và tăng huyết áp, đái tháo đường type 2. 

Bác sỹ da liễu Saxon Smith giúp bạn tìm hiểu các nguyên nhân và khuyến cáo các phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả:

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến?

Bệnh vảy nến là không phải bệnh truyền nhiễm. Đây là một bệnh tự miễn liên quan đến suy giảm hệ thống miễn dịch cơ thể. Yếu tố di truyền và môi trường cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Các tác nhân chính gây bệnh vảy bao gồm:

- Nhiễm trùng da, viêm họng liên cầu khuẩn

- Căng thẳng

- Hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu

- Thiếu vitamin D

- Dùng các loại lithium, thuốc tăng huyết áp, thuốc chống sốt rét và iod trong thời gian dài.

Triệu chứng đau khớp có thể phát triển thành viêm khớp vảy nến ở người già

Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến ở người cao tuổi

Bệnh vảy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát bằng nhiều phương pháp. Bạn cần trao đổi với bác sỹ để tìm ra cách điều trị phù hợp với tình trạng bệnh:

- Kem bôi da: Các loại kem và thuốc mỡ điều trị bệnh vảy giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Cụ thể, phương pháp này làm chậm sự phát triển của các tế bào da và giảm viêm liên quan đến bệnh vảy nến.

- Quang trị liệu: là phương pháp sử dụng ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo (UV) để giảm đau, ngứa và làm chậm quá trình tạo tế bào tại khu vực bị vảy nến.

- Thuốc điều trị vảy nến: Nếu tình trạng bệnh vảy nến nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bác sỹ có thể kê thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Tuy nhiên, những loại thuốc điều trị vảy nến chỉ có thể dùng trong thời gian ngắn vì chúng gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

- Điều trị vảy nến bằng phương pháp sinh học: Thuốc sinh học hoạt động theo cách chọn lọc hơn, tập trung vào các protein trong hệ thống miễn dịch. Vì vậy, nó ít gây ra tác dụng phụ so với các phương pháp khác. Phương pháp tiêm thuốc sinh học dành cho người có tình trạng bệnh vảy nến từ trung bình đến nặng và không phản ứng với các phương pháp điều trị truyền thống.

Những người bị bệnh vảy nến nhẹ có thể sử dụng phương pháp điều trị thay thế, bao gồm: Chế độ ăn uống, kem bôi, các thảo dược hỗ trợ, theo khuyến cáo của bác sỹ. Người già có thể bổ sung dầu cá giúp giảm viêm, bôi kem lô hội làm dịu các tổn thương do vảy nến.

Các khu vực bị tổn thương do vảy nến có thể gây ngứa, đau nhức nhưng tuyệt đối bạn không được gãi, chạm tay vào để tránh nhiễm trùng hoặc khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Phạm Mơ H+ (Theo Start at 60)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu