Nghe giọng con đoán trọng bệnh

BigBB Plus giải quyết viêm đường hô hấp trên khiến trẻ khàn tiếng

Trẻ ho có đờm, sốt có nên dùng siro ho và thuốc hạ sốt?

Làm gì khi trẻ dùng kháng sinh trị viêm họng 2 ngày mà không đỡ?

Từ cảm cúm đến viêm cơ tim: Chỉ "một bước chân"

Vì sao trẻ hay ho đêm?

Cha mẹ đừng lầm tưởng bé yêu có giọng nói hay rồi thì lơ đãng không quan tâm, chăm sóc. Giọng nói rất dễ bị tổn thương, có thể gây ra tình trạng khàn tiếng, mất tiếng, thậm chí là còn báo hiệu nhiều bệnh nguy hiểm:

- Giọng nói khản đục: Trào ngược dạ dày thực quản, viêm thanh quản, hay do nguyên nhân về thần kinh...

- Không thể lên nốt cao khi hát và hay hắng giọng: Xuất huyết thanh quản, ung thư thanh quản, khối u polyp hoặc u nang dây thanh...

- Khản giọng, nói khó: Cảm lạnh, viêm mũi và viêm họng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến viêm xoang mạn tính.

- Giọng đột nhiên yếu hơn, đuối hơi: Bệnh lý tuyến giáp dẫn đến tê liệt một bên thanh quản. Giọng nói sẽ yếu dần và mất hẳn tiếng.

- Cổ họng đau nhức, khô nóng: Cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng...

Vì sao trẻ thường bị khàn tiếng?

Khàn tiếng là hiện tượng chất giọng bị thay đổi về âm vực, âm sắc nhất là ở âm vực cao làm giọng nói trở nên rè. Khàn tiếng ở trẻ em thường gặp ở tuổi từ 5 - 10, chủ yếu do la hét, dùng giọng quá sức, do viêm, viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính, các khối u lành hoặc ác tính, liệt dây thần kinh thanh quản, nhược cơ dây thanh…

Các chuyên gia tai mũi họng cho biết, vấn đề điều trị khàn tiếng cho trẻ rất khó lại hay tái phát, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương dây thanh không hồi phục, biến hỏng về giọng nói suốt đời.

Ở những trẻ hay bị những đợt khàn tiếng nên được xếp vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Hầu hết viêm nhiễm đường hô hấp trên đều có biểu hiện là khàn giọng. Nó cho thấy có sự thắt hẹp đường thở ở vùng thanh quản. Điển hình là viêm các dây thanh đới khi bị viêm thanh quản. Ở trẻ nhỏ, thắt hẹp đường thở như vậy sẽ dẫn đến tiếng thở rít.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bên cạnh việc dặn dò trẻ giảm la hét, cha mẹ nên phòng tránh các điều kiện thuận lợi làm phát sinh khàn tiếng, chủ yếu là dự phòng các viêm nhiễm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm thanh quản, cảm lạnh...), tác nhân gây dị ứng hoặc phải sinh hoạt ở những nơi có nhiều bụi bặm.

Các mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng (đường, đạm, bột, béo) và bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu để tăng cường sức khoẻ, hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Bên cạnh đó, thực phẩm chức năng có thành phần từ các loại thảo dược thiên nhiên như: Kha tử, bướm bạc, diếp cá… từ lâu được xem là bài thuốc dân gian quý giúp phòng và giảm các triệu chứng viêm đường hô hấp trên như: Khản tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản, viêm amidan… Từ đó, trẻ có thể yên tâm sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ, giúp bảo vệ mũi họng và giữ gìn giọng nói trong sáng.

Biết Tuốt H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp