Sỏi ống mật chủ có thể gây những biến chứng khó chịu gì?

Sỏi ống mật chủ là một bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến

Mổ sỏi mật cần kiêng những thực phẩm gì?

5 phương pháp điều trị sỏi mật phổ biến hiện nay

Nhận biết cơn đau do sỏi mật và cách giảm đau hiệu quả

Nguyên nhân và cách làm giảm các triệu chứng do polyp túi mật

Sỏi ống mật chủ là gì?

Ban đầu, sỏi mật thường được giữ nguyên trong túi mật bởi các van xoắn (van Heister), các van hình thành do nếp gấp niêm mạc của cổ và ống túi mật. Tuy nhiên, sau nhiều lần túi mật co bóp, các viên sỏi mật có thể lọt vào các van xoắn này rồi đi vào ống mật chủ, gây nên tình trạng sỏi ống mật chủ.

Có thể nói, sỏi ống mật chủ xảy ra khi có sự hiện diện của ít nhất 1 viên sỏi mật trong đường mật chính ngoài gan. Tình trạng này có thể tác động tới bóng Vater (khu vực ống tụy nối vào tá tràng), gây ra các cơn đau quặn bụng khó chịu. Nguyên nhân là bởi viên sỏi ống mật chủ có thể làm tắc dòng dịch mật từ gan tới ruột, làm tăng áp lực trong ống mật chủ, tăng men gan và có thể gây vàng da.

Sỏi ống mật chủ có thể gây ra các biến chứng gì?

Viêm đường mật:

Một khi viên sỏi ống mật chủ gây tắc nghẽn dòng dịch mật, các vi khuẩn có thể tập trung tại khu vực này và gây viêm đường mật, viêm gan. Biến chứng này có thể gây ra tam chứng Charcot, bao gồm sốt, vàng da, đau hạ sườn phải. Người bệnh cũng có nguy cơ bị sốt nhiễm trùng nguy hiểm, trừ khi tình trạng tắc nghẽn ống dẫn mật nhanh chóng được khắc phục.

Sỏi ống mật chủ có thể tắc nghẽn dòng dịch mật, gây đau đớn nghiêm trọng

Chảy máu đường mật:

Sỏi ống mật chủ di chuyển có thể gây tổn thương thành ống dẫn mật, ảnh hưởng tới các mạch máu và gây biến chứng chảy máu đường mật.

Viêm tụy:

Nếu viên sỏi ống mật chủ tác động tới bóng Vater, chúng có thể lọt vào và gây tắc nghẽn ống tụy. Điều này có thể gây kích hoạt các enzyme protease, dẫn tới cơn viêm tụy cấp.

Cơn đau tụy thường biểu hiện bởi các cơn đau nhói, dữ dội, xuất hiện ở vùng thượng vị và vùng bụng giữa. Cơn đau tụy có thể lan dần ra sau lưng, đi kèm các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.

Áp xe đường mật, áp xe gan:

Sỏi ống mật chủ gây nên tình trạng nhiễm trùng đường mật ngoài gan, khi tình trạng này tiến triển nặng sẽ gây ra áp xe đường mật và ổ mủ di chuyển ngược lên gan tạo thành áp xe gan, đây là một trong những biến chứng nặng của sỏi ống mật chủ, khiến người bệnh đau dữ dội vùng hạ sườn phải.

Sỏi ống mật chủ có thể gây biến chứng áp xe đường mật, áp xe gan

Viêm phúc mạc mật:

Viêm phúc mạc mật là biến chứng của sỏi ống mật chủ rất nguy hiểm, cần phải can thiệp ngoại khoa cấp cứu kịp thời. Đây là tình trạng dịch mật nhiễm khuẩn vào ổ bụng và khu trú ở hạ sườn phải hoặc lan ra khắp ổ bụng gây viêm phúc mạc.

Xơ gan ứ mật thứ phát:

Tình trạng sỏi ống mật chủ gây tắc nghẽn lâu có thể gây viêm, gây tổn thương và tạo thành sẹo cho các ống dẫn mật nhỏ hơn bên trong gan. Điều này cũng có thể dẫn tới suy gan về lâu dài.

Nhiễm trùng máu:

Người bệnh sẽ có tỷ lệ tử vong rất cao nếu gặp phải biến chứng này. Chính vì vậy, nếu có dấu hiệu như sốt cao trên 39°C, nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/phút, thở nhanh và nông, huyết áp thấp, rối loạn tri giác... người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay.

Làm thế nào để ngăn biến chứng do sỏi ống mật chủ?

Đa phần người bệnh có sỏi ống mật chủ không biểu hiện nhiều triệu chứng. Tuy nhiên, nếu đã phát hiện sỏi, bạn nên điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Chỉ định thông thường của bác sỹ là dùng thuốc tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi.

Trong Tây y, thuốc tán sỏi ít khi được bác sỹ kê đơn để điều trị sỏi ống mật chủ vì nhiều điểm hạn chế như chỉ có hiệu quả với sỏi cholesterol, kích thước sỏi dưới 2cm, nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, thời gian điều trị kéo dài quá lâu (có thể đến 2 năm) và tỷ lệ tái phát sỏi sau điều trị khá lớn.

Do đó, phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi mật gần như là phương pháp điều trị bằng Tây y hiệu quả nhất đến thời điểm hiện tại. Can thiệp này dù có thể xử trí viên sỏi ống mật chủ nhanh chóng và khá an toàn nhưng tỷ lệ tái phát sỏi trong vòng 3 năm sau điều trị lên đến 50%.

Những mặt hạn chế trong điều trị sỏi ống mật chủ bằng Tây y là nguyên nhân khiến nhiều người bệnh tìm đến các giải pháp từ Đông y. Trong đó, bài thuốc từ 8 thảo dược quý gồm uất kim, chi tử, chỉ xác, sài hồ, hoàng bá, nhân trần, diệp hạ châu, kim tiền thảo được các chuyên gia đánh giá cao trong hỗ trợ điều trị sỏi mật nói chung và sỏi ống mật chủ nói riêng.

Sự kết hợp 8 thảo dược này mang lại tác động đa chiều: Vừa tăng co bóp túi mật, giãn đường mật, lợi mật, vừa kháng khuẩn hiệu quả. Nhờ đó, không chỉ giúp giảm kích thước sỏi mà còn tăng cơ hội sỏi ống mật chủ lọt được xuống đường tiêu hóa ra ngoài, đồng thời ngăn ngừa sỏi hình thành trong đường ống dẫn mật.

Vi Bùi H+ (Theo Medscape/Dovemed)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang - hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Với thành phần 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Sài hồ, Chỉ xác, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang là sản phẩm hỗ trợ giúp làm mềm sạn sỏi, bài sỏi mật, ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi trong đường mật, hỗ trợ tăng cường chức năng gan hiệu quả.

Sản phẩm phù hợp với:

- Người bị sỏi mật, viêm đường mật.

- Người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, có nguy cơ tái phát sỏi cao.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243  775 9865 - 0981 238 218.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa