Biến chứng đái tháo đường đến xương khớp điều trị thế nào?

Biến chứng xương khớp do đái tháo đường có triệu chứng, cách điều trị thế nào?

Cần lưu ý gì khi dùng thuốc Nam trị đái tháo đường?

10 cách phòng ngừa biến chứng đái tháo đường đơn giản, hiệu quả

Gợi ý các loại rau củ tốt cho người bệnh đái tháo đường mới mắc

Nhận biết dấu hiệu biến chứng đái tháo đường từ giai đoạn đầu

Ban đầu, người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) bị biến chứng xương khớp thường chưa có triệu chứng đau đớn rõ rệt, chủ yếu là cảm thấy khớp tay chân bị cứng, khó cử động. Nhưng càng để lâu, người bệnh sẽ càng bị đau buốt, các ngón tay, bàn tay khó co duỗi, đau cứng khớp gối, khó cử động xoay hay dang rộng khớp vai…

Tuy nhiên, người bệnh thường ít bị sưng, nóng hay đỏ tại các khớp. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giúp phân biệt biến chứng đái tháo đường tới xương khớp và các bệnh xương khớp khác.

Ngoài ra, tùy theo từng biến chứng, người bệnh sẽ có những triệu chứng nhận biết riêng. Dưới đây là các biến chứng xương khớp do đái tháo đường thường gặp cũng như triệu chứng và cách điều trị cho từng trường hợp:

Bệnh khớp Charcot

Bệnh khớp Charcot còn được biết tới như bệnh khớp do nguyên nhân thần kinh. Căn bệnh này xảy ra khi khớp bị thoái hóa do tổn thương dây thần kinh - một biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường. Bệnh khớp Charcot chủ yếu ảnh hưởng đến bàn chân.

Triệu chứng: Người bệnh đái tháo đường có thể bị tê bì, ngứa ran hoặc mất cảm giác ở các khớp bị ảnh hưởng. Các khớp này cũng có thể sưng đỏ, ấm hơn, thậm chí bị biến dạng nhưng không gây ra nhiều đau đớn.

Bệnh khớp Charcot là một biến chứng đái tháo đường thường gặp

Điều trị: Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh khớp Charcot. Do đó, hướng điều trị hiện tại là cố định các chi, kết hợp sử dụng nạng, gậy, hoặc khung tập đi để giảm áp lực lên các khớp. Bác sỹ cũng sẽ tiến hành điều trị nguyên nhân gây bệnh khớp Charcot để giảm triệu chứng bệnh.

Nếu được phát hiện sớm, kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường có thể giúp làm chậm lại tiến triển của biến chứng khớp Charcot.

Hội chứng bàn tay đái tháo đường

Hội chứng bàn tay đái tháo đường (hay bệnh lý khớp bàn tay do đái tháo đường) là tình trạng xảy ra khi da bàn tay dày lên, có cảm giác như sáp, cuối cùng gây hạn chế cử động của các ngón tay.

Nguyên nhân chính xác gây hội chứng bàn tay đái tháo đường vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, những người đã mắc đái tháo đường trong một khoảng thời gian dài sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

Triệu chứng: Người bệnh không thể duỗi thẳng hoàn toàn các ngón tay, không thể áp phẳng 2 lòng bàn tay vào nhau.

Điều trị: Kiểm soát đường huyết tốt hơn, tập vật lý trị liệu có thể làm chậm sự tiến triển của tình trạng này. Tuy nhiên, tình trạng hạn chế khả năng vận động có thể không hồi phục.

Người bệnh đái tháo đường lâu năm sẽ dễ bị bệnh lý khớp bàn tay

Loãng xương

Khi lượng đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ tăng đào thải đường qua nước tiểu kéo theo lượng calci, phospho cũng bị đào thải theo. Vì vậy mà người bệnh đái tháo đường có nguy cơ loãng xương cao hơn người bình thường.

Triệu chứng: Khi bị loãng xương, xương sẽ trở nên yếu và dễ gãy hơn. Bệnh không gây ra triệu chứng gì trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể bị giảm chiều cao, còng lưng, đau xương khớp, giảm vận động.

Điều trị: Duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục đều đặn, bổ sung calci và vitamin D có thể giúp khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bị loãng xương nặng, bạn có thể cần dùng thuốc để ngăn ngừa mất xương, tăng khối lượng xương.

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp là một bệnh đặc trưng bởi sự phân hủy của lớp sụn khớp. Bệnh có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khớp nào trong cơ thể thể. Người bệnh đái tháo đường type 2 bị thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ bị viêm xương khớp cao hơn.

Triệu chứng: Đau khớp, sưng và cứng khớp, cử động của khớp trở nên kém linh hoạt hơn.

Điều trị: Dùng thuốc giảm đau hay phẫu thuật thay khớp/tạo hình khớp có thể là các cách điều trị phổ biến nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thử tập thể dục, tập vật lý trị liệu, châm cứu, giảm và duy trì cân nặng ổn định để giảm đau, kiểm soát bệnh tốt hơn.


Hội chứng tăng tạo xương lan tỏa nguyên phát

Đây là tình trạng các gân, dây chằng liên quan tới cột sống bị cứng lại. Biến chứng xương khớp này thường xảy ra ở người bệnh đái tháo đường type 2. Nguyên nhân có thể do insulin hoặc yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-1) thúc đẩy sự phát triển xương.

Triệu chứng: Bạn có thể thấy đau đớn, cứng, giảm phạm vi chuyển động tại các khu vực bị ảnh hưởng. Nếu hội chứng tăng tạo xương lan tỏa nguyên phát ảnh hưởng tới cột sống, bạn có thể bị cứng lưng, cứng cổ.

Điều trị: Bạn có thể kiểm soát triệu chứng bằng cách dùng thuốc giảm đau, phẫu thuật để loại bỏ đoạn xương mới phát triển.

Co thắt Dupuytren

Co thắt Dupuytren khiến người bệnh khó duỗi thẳng các ngón tay

Đây là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng một hoặc nhiều ngón tay bị cong về phía lòng bàn tay, không thể duỗi thẳng hoàn toàn các ngón tay. Nguyên nhân có thể do mô liên kết lòng bàn tay và ngón tay dày lên, hình thành sẹo. Căn bệnh này thường xảy ra với người mắc đái tháo đường đã lâu, có lẽ do những thay đổi trong quá trình chuyển hóa.

Triệu chứng: Da nhăn nheo hoặc nhíu lại như lúm đồng tiền ở lòng bàn tay, ngón tay. Có các nốt sần, dây xơ nổi gồ lên, xuất hiện ở mặt lòng bàn tay. Co thắt Dupuytren thể nặng có thể gây co gấp các ngón tay về mặt lòng bàn tay.

Điều trị: Các bác sỹ có thể xem xét cho bạn tiêm steroid để giảm đau, giảm viêm. Tiêm enzyme collagenase và phẫu thuật cắt kim cũng có thể được xem xét để phá vỡ các mô dày, giúp người bệnh cầm nắm đồ vật dễ dàng hơn.

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Đây là tình trạng đặc trưng bởi các cơn đau vai, cứng khớp, giảm giới hạn, phạm vi chuyển động. Bệnh thường xảy ra ở một bên vai của người bệnh đái tháo đường.

Triệu chứng: Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh viêm khớp vai thể đông cứng là đau khớp bả vai dữ dội, khiến người bệnh không thể tự di chuyển vai. Cơn đau thường nằm ở vùng vai ngoài và đôi khi là phần trên cánh tay.

Điều trị: Tập vật lý trị liệu sớm có thể giúp duy trì phạn vi chuyển động của khớp vai.

Lưu ý trong điều trị biến chứng đái tháo đường đến xương khớp

Kiểm soát đường huyết: Đường huyết ổn định sẽ giúp người bệnh đái tháo đường ngăn ngừa các tổn thương thần kinh, tổn thương mạch máu có thể làm trầm trọng thêm biến chứng xương khớp. Do đó, bạn nên chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ, kết hợp với việc duy trì lối sống lành mạnh (bao gồm cả tập thể dục đều đặn, có chế độ ăn uống lành mạnh) mỗi ngày.

Giảm và kiểm soát cân nặng: Giảm cân sẽ giúp người bệnh đái tháo đường giảm bớt áp lực lên các khớp đã bị tổn thương. Điều này sẽ giúp giảm đau đớn, khó chịu, giúp bạn kiểm soát biến chứng đái tháo đường đến xương khớp hiệu quả hơn.

Sử dụng thảo dược tự nhiên: Câu kỷ tử, mạch môn, hoài sơn, nhàu là 4 loại thảo dược quý được các chuyên gia đánh giá cao về tác dụng cải thiện biến chứng xương khớp cho người bệnh đái tháo đường. Theo đó, sự kết hợp 4 thảo dược này sẽ giúp cân bằng lại các rối loạn chuyển hóa, đồng thời giảm các tổn thương do đường huyết cao gây ra trên xương khớp, từ đó phục hồi phần nào khả năng vận động bình thường của cơ thể.

Vi Bùi H+

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - giải pháp chuyên biệt giúp phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, giúp:

- Phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.

- Giảm và ổn định đường huyết.

- Giảm cholesterol máu.

Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp