Bệnh viêm não mô cầu có dễ lây hay không?

Bệnh viêm não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu nhóm C (Neisseria meningitidis) gây ra

Bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm như thế nào

TP.HCM xuất hiện viêm não mô cầu: Làm gì để phòng tránh?

Nên chọn tiêm vaccine viêm não mô cầu nào cho trẻ?

HN: Viêm não mô cầu tái xuất

Viêm não mô cầu có dễ lây lan không?

Vi khuẩn gây viêm não mô cầu thường cư trú ở vùng mũi, hầu, họng. Nguồn lây bệnh chủ yếu là từ bệnh nhân và người mang vi khuẩn nhưng không bị bệnh. Trong cộng đồng, tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) là 10 - 20%. Họ mang vi khuẩn nhưng không phát bệnh do vi khuẩn không vượt qua được hệ miễn dịch của cơ thể để gây bệnh.

Bệnh viêm màng não mô cầu là căn bệnh tuy ít gặp nhưng lại rất dễ lây lan do bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Tiếp xúc thông thường giữa người với người có thể làm lây lan vi khuẩn gây bệnh thông qua nước bọt, dịch tiết đường hô hấp khi người mang mầm bệnh (cả ở giai đoạn ủ bệnh hay đang phát bệnh) ho hoặc hắt hơi.

Viêm màng não mô cầu là bệnh lây qua dịch tiết đường hô hấp

Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da hay qua đồ dùng, dụng cụ hàng ngày như ly, tách, điện thoại. May mắn là những vi khuẩn này không dễ truyền nhiễm như vi khuẩn gây cảm lạnh hay cảm cúm.

Đôi khi những người đã tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với một bệnh nhân mắc bệnh cũng dễ bị lây nhiễm vi khuẩn viêm não mô cầu.

Những người trong cùng một gia đình, bạn cùng phòng, hoặc bất cứ ai có liên hệ trực tiếp với các chất dịch của bệnh nhân sẽ được coi là có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc viêm màng não mô cầu

Bệnh dễ phát triển thành dịch, đặc biệt ở những nơi tập trung đông người như các khu tập thể, trường học,…

Những đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em dưới 5 tuổi hoặc thanh thiếu niên 15 - 24 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 2 tuổi rất cao, khoảng 50%, trong khi tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn là khoảng 25%.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh?

Với những người đã tiếp xúc với vùng dịch:

Những người đã tiếp xúc rất gần với bệnh nhân mắc viêm não mô cầu, đặc biệt là đã tiếp xúc với các chất dịch từ người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm và phải uống ngay kháng sinh dự phòng. Những người tiếp xúc khác cần được xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh. Những người có triệu chứng sốt, viêm họng,… cần được cách ly và điều trị tích cực cho đến khi xét nghiệm không thấy vi khuẩn.

Với những người bình thường:

Bệnh do vi khuẩn gây nên, chính vì vậy cách tốt nhất để phòng bệnh là đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc gần với các nguồn lây bệnh và tiêm vaccine phòng bệnh nếu thấy cần thiết.

Thực hiện vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường nhà ở và nơi làm việc thông thoáng, sạch sẽ.

Nếu thấy có biểu hiện bệnh như sốt, viêm họng,… người dân nên đến ngay bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm