Viêm loét dạ dày có lây không?

Viêm loét dạ dày gây ra không ít phiền toái cho người bệnh

Ăn lẩu dễ bị ung thư đại trực tràng

Trẻ 4 tuổi cũng bị viêm loét dạ dày?

Giảm viêm loét dạ dày - tá tràng bằng cách nào?

Cẩn trọng với viêm loét dạ dày trong dịp Tết

BSCKII. Phạm Thái Sơn - chuyên gia chẩn đoán hình ảnh và nội soi tiêu hóa cho biết:

Nếu chứng viêm loét dạ dày là ra do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) thì việc lây nhiễm cho những người xung quanh là hoàn toàn có thể xảy ra.

Vi khuẩn HP có thể lây từ người này sang người khác qua các con đường sau:

- Đường miệng – miệng: HP được tìm thấy trong nước bọt và cao răng của người bệnh. Vi khuẩn HP theo dịch tiết dạ dày qua đường nước bọt và lây từ người này sang người khác thông qua nước bọt từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, dùng chung chén bát đũa muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con ăn... Trẻ em có thể lây cho nhau hoặc cho người tiếp xúc với trẻ nếu tiếp xúc với chất nôn ói của trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP.

- Đường dạ dày – miệng: Vi khuẩn HP có trong dịch dạ dày nên có thể lây lan từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác khi sử dụng các ống nội soi dạ dày chưa vô trùng tốt.

- Đường phân – miệng: HP có trong phân của người bệnh, vi khuẩn theo phân lây sang người khác do không vệ sinh tay sạch sau khi đi tiêu và trước khi ăn hay qua trung gian côn trùng như ruồi, gián… khi thức ăn không đậy kỹ.

Với những thông tin trên, trước tiên cần xác định xem người nhà của bạn có phải bị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP hay không. Nếu đúng là vậy thì bạn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh. Cần thiết nên giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là trong chế biến món ăn, vệ sinh cá nhân.

Thân ái!

Tiêu Bắc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa