Bà bầu mắc bệnh túi mật nên ăn uống thế nào?

Phụ nữ mang thai mắc bệnh về túi mật cần cẩn thận khi ăn uống

Làm sao để điều trị các vấn đề túi mật trong thai kỳ?

Tip phòng ngừa sỏi mật chỉ bằng kiểm soát cân nặng, chế độ ăn

Phòng ngừa sỏi mật tự nhiên nhờ chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Những dấu hiệu cảnh báo vấn đề túi mật trong thai kỳ

Mẹ bầu cần cẩn thận một vài vấn đề túi mật trong thai kỳ

Hạn chế ăn quá nhiều chất béo

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo khiến túi mật phải làm việc vất vả, từ đó làm cho các cơn đau do sỏi mật trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt hơn hết, bạn không nên ăn quá nhiều chất béo. Thay vào đó, bạn nên ăn thịt gia cầm, hải sản (thịt trắng) thay vì ăn nhiều thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò); Ăn các sản phẩm từ sữa ít béo thay vì sữa nguyên kem…

Tất cả những thay đổi này sẽ giúp mẹ bầu quản lý tình trạng bệnh túi mật, duy trì cân nặng khỏe mạnh trong thai kỳ.

Ăn nhiều chất xơ

Các loại ngũ cốc, rau củ quả, đặc biệt là các loại quả mọng (việt quất, mâm xôi), bông cải xanh, cải xoăn, cà chua… đều rất giàu chất xơ và có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm tình trạng nhiễm trùng túi mật. Phụ nữ mang thai mắc các vấn đề túi mật nên ăn 4 - 5 cốc (mỗi cốc khoảng 75gr) các loại rau củ và trái cây mỗi ngày.

Bổ sung chất xơ giúp làm giảm tình trạng nhiễm trùng túi mật

Tránh tuyệt đối các thực phẩm chế biến sẵn

Các thực phẩm tươi sống là lựa chọn lành mạnh hơn nhiều so với các thực phẩm chế biến sẵn, tinh chế. Các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo chuyển hóa, các chất bảo quản và phụ gia thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Như vậy, bạn nên thay các món bánh quy, bánh ngọt… bằng các món ăn nhẹ lành mạnh hơn như hoa quả (ăn cùng bơ lạc), bột yến mạch (thêm trái cây), salad rau mầm…

Uống đủ nước

Uống đủ nước sẽ giúp loại bỏ các độc tố, chất thải trong túi mật, đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, Phụ nữ mang thai không nên uống các loại nước ngọt, nước có gas vì chúng chứa rất nhiều calorie. Thay vào đó, hãy uống nước lọc (có thể thêm một chút nước chanh để tạo hương vị).

Làm sao phòng ngừa các vấn đề túi mật tái phát sau sinh?

Người mẹ sẽ có nguy cơ cao tái phát sỏi mật, các vấn đề túi mật… sau khi sinh con. Chính vì vậy bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau để ngăn sỏi mật tái phát:

Kiểm soát cân nặng: Giữ cân nặng ổn định sau sinh sẽ giúp bạn phòng ngừa các biến chứng túi mật. Hãy chắc chắn bạn không ăn quá nhiều, không bỏ bữa.

Tập thể dục: Tập luyện vừa sức trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu giữ cân nặng ổn định, tránh các biến chứng túi mật nguy hiểm. Tập yoga cũng giúp giảm các cơn đau túi mật.

Quản lý bệnh đái tháo đường: Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường và có hàm lượng triglyceride trong máu cao sẽ có nguy cơ cao tái phát sỏi mật sau sinh.

Giữ đường huyết ổn định sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt, phòng ngừa nguy cơ tái phát các bệnh túi mật.

Vi Bùi H+ (Theo Momjunction)

Sau khi sinh và cai sữa cho bé, nếu các triệu chứng sỏi mật, viêm túi mật mật vẫn không được cải thiện, bạn có thể tham khảo thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ điều trị cho người bị sỏi mật, phòng ngừa tái phát cơn đau do sỏi mật.

Làm sao để điều trị các vấn đề túi mật trong thai kỳ? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa