9 dấu hiệu cảnh báo vấn đề túi mật

Chú ý tới các dấu hiệu dưới đây giúp bạn bảo vệ túi mật tốt hơn

Bệnh túi mật trong thai kỳ: Giải đáp những thắc mắc thường gặp

Bà bầu mắc bệnh túi mật nên ăn uống thế nào?

Làm sao để điều trị các vấn đề túi mật trong thai kỳ?

Những dấu hiệu cảnh báo vấn đề túi mật trong thai kỳ

Đau bụng sau khi ăn

Hay bị đau bụng sau khi ăn, đặc biệt là sau khi ăn các món ăn chứa nhiều chất béo có thể cảnh báo túi mật đang có vấn đề (rất có thể là sỏi mật). Viên sỏi mật có thể lọt vào ống mật, gây tắc nghẽn, chặn dòng dịch mật lưu thông. Thiếu dịch mật có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa chất béo, khiến bạn cảm thấy đầy bụng, đau bụng sau khi ăn.

Đau tức ngực

Túi mật nằm ở vùng bụng trên, bên phải. Do đó, các cơn đau ở túi mật có thể lan lên vùng ngực. Đặc biệt, nếu có viên sỏi tắc nghẽn trong ống mật gây đau đớn, người bệnh có thể cảm thấy như mình đang bị đau tim.

Bạn có thể thấy đau tức ngực khi mắc các vấn đề túi mật

Vàng da

Khi ống mật bị tắc nghẽn, viêm nhiễm do sỏi mật, dịch mật sẽ không được lưu thông. Điều này có thể khiến sắc tố bilirubin trong dịch mật tích tụ, gây bệnh vàng da.

Đau bụng liên tục theo chu kỳ

Các cơn đau bụng liên tục theo chu kỳ, kéo dài vài giờ có thể là dấu hiệu cảnh báo sỏi mật. Khi có viên sỏi bị tắc nghẽn, túi mật sẽ tự co bóp để tìm cách loại bỏ viên sỏi. Điều này có thể gây ra các cơn đau bụng theo chu kỳ, còn được gọi là các cơn đau do sỏi mật.

Đau bụng trên, bên phải có thể là dấu hiệu cảnh báo sỏi mật

Sốt/ớn lạnh

Túi mật có thể bị viêm nhiễm (viêm túi mật) do sỏi mật, nhiễm trùng, các khối u hoặc bạn uống quá nhiều rượu bia. Một khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cơn sốt.

Nếu cơn sốt có thể liên quan tới các vấn đề túi mật, bạn nên đi khám bác sỹ ngay lập tức. Trong một số trường hợp, ống mật có thể bị vỡ do sỏi mật, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thay đổi màu sắc phân, nước tiểu

Phân thường có màu nâu do ảnh hưởng của dịch mật trong hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, nếu thấy phân có màu nhạt (xám), nước tiểu đậm màu hơn, rất có thể bạn đang có các vấn đề túi mật.

Khó tiêu, tiêu chảy mạn tính

Khi có các vấn đề túi mật, cơ thể sẽ không thể tiêu hóa hoàn toàn các chất béo. Điều này có thể khiến bạn hay bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy… rất khó chịu.

Đau khi hít sâu

Khi hít thở sâu, cơ hoành sẽ bị đẩy xuống với sức ép lớn hơn bình thường, gây tác động tới túi mật. Nếu có các vấn đề túi mật, bạn có thể cảm thấy đau đớn, khó chịu khi hít sâu.

Hay thấy buồn nôn, nôn mửa

Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa không trực tiếp cảnh báo các vấn đề túi mật. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra đồng thời với các triệu chứng trên, hãy tới gặp bác sỹ để kiểm tra túi mật.

Vi Bùi H+ (Theo Foxnews)

Gợi ý thực phẩm chức năng Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ cho người bị sỏi mật, viêm túi mật, phòng ngừa sự hình thành sỏi mật.

Bệnh túi mật trong thai kỳ: Giải đáp những thắc mắc thường gặp - Ảnh 8

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa