9 quan điểm sai lầm về bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh

Tiếng ồn máy bay ban đêm làm tăng huyết áp

6 lý do không ngờ gây tăng huyết áp

Tăng huyết áp có khiến bạn bị đau tức ngực không?

Tỏi có thể khắc phục tình trạng tăng huyết áp cho người bệnh tim?

Tăng huyết áp là bệnh của tuổi già

Tăng huyết áp không chỉ là bệnh xảy ra ở người cao tuổi. Ngày nay, càng có nhiều người trẻ tuổi bị tăng huyết áp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Tuổi tác càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao.

Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị tăng huyết áp

Phụ nữ ít bị tăng huyết áp hơn nam giới 

Cả phụ nữ và nam giới đều có nguy cơ mắc chứng tăng huyết áp. Tại Ấn Độ, có 23,1% nam giới và 22,6% nữ giới trên 25 tuổi bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, tăng huyết áp là bệnh thường gặp ở nam giới trên 45 tuổi và phụ nữ mãn kinh.

Nếu tôi bị tăng huyết áp, tôi sẽ bị đau đầu

Tăng huyết áp là một kẻ giết người thầm lặng và người bệnh thường không biết mình bị tăng huyết áp trừ khi được do huyết áp khi thăm khám bác sỹ. Do đó, khi bị tăng huyết áp, bạn có thể bị tổn thương thận và tim mà không hề biết.

Không phải ai bị tăng huyết áp cũng bị đau đầu

 Kết quả một lần đo huyết áp có thể cho biết bạn bị tăng huyết áp hay không

Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không. Thông thường, huyết áp của bạn thay đổi trong suốt cả ngày. Huyết áp của bạn thường giảm khi ngủ và tăng lên khi thức dậy. Huyết áp cũng tăng lên khi bạn lo lắng, kích động hoặc vận  động mạnh. Do đó, chẩn đoán tăng huyết áp phải dựa vào nhiều lần đo tại các thời điểm khác nhau.  

Không thể ngăn ngừa tăng huyết áp nếu tôi có nguy cơ cao

Ngay cả khi tất cả thành viên trong gia đình  bạn bị tăng huyết áp thì bạn vẫn có thể phòng ngừa bệnh tăng huyết áp bằng cách phòng ngừa các yếu tố nguy cơ. Bạn nên thay đổi chế độ ăn uống (giảm bớt lượng muối trong khẩu phần ăn) và duy trì lối sống lành mạnh (thường xuyên tập thể dục, bỏ thuốc lá, giảm căng thẳng, nếu bạn bị béo phì hoặc thừa cân, hãy giảm cân) để phòng bệnh tăng huyết áp.

Một lối sống lành mạnh giúp phòng tăng huyết áp hiệu quả

Bạn sẽ không gặp nguy hiểm nếu chỉ có một trong các chỉ số huyết áp cao

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tối đa bằng hoặc trên 140mmHg và huyết áp tối thiểu bằng hoặc trên 90 mmHg. Tăng huyết áp có thể là tăng một trong hai chỉ số này. Vì vậy, khi một trong 2 chỉ số này tăng cao thì có nghĩa là bạn đang bị tăng huyết áp. 

Tăng huyết áp không gây nhiều nguy hiểm

Tăng huyết áp thường không gây ra nhiều triệu chứng khó chịu nên người bệnh thường chủ quan. Tuy nhiên, nếu bị tăng huyết áp trong thời gian dài người bệnh có thể bị bệnh võng mạc tăng huyết áp (bệnh có thể gây suy giảm thị lực thậm chí là mù mắt); Tăng huyết áp cũng là yếu tố nguy cơ gây đau tim, suy tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, bệnh thận mạn tính; Tăng huyết áp còn có thể gây rối loạn cương dương và ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của bạn

Tăng huyết áp có thể khiến bạn bị nhìn mờ

Tăng huyết áp có thể chữa khỏi bằng thuốc

Không phải ai bị tăng huyết áp cũng có thể chữa khỏi bệnh bằng cách uống thuốc. Với bệnh nhân bị tăng huyết áp vô căn (chiếm 90 – 95% bệnh nhân bị tăng huyết áp), bệnh nhân sẽ phải uống thuốc mỗi ngày và kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để kiểm soát huyết áp. Với bệnh nhân bị tăng huyết áp thứ phát (đã xác định được nguyên nhân gây bệnh), nếu điều trị tốt yếu tố gây bệnh thì huyết áp có thể quay trở về trị số bình thường.

Nếu huyết áp ổn định tôi có thể ngưng dùng thuốc

Bạn không được tự ý ngưng dùng thuốc điều trị tăng huyết áp khi không có chỉ định của bác sỹ. Khi tự ý ngưng thuốc, huyết áp có thể tăng cao trở lại và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất, nếu muốn ngừng thuốc hay thay đổi liều bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Tăng huyết áp gây biến chứng ở nhiều cơ quan trong đó tim mạch là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tăng huyết áp gây phì đại tâm thất trái làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim, đột tử… Nó cũng làm tăng sự tiến triển của mảng xơ vữa và gây bệnh mạch vành. Bởi vậy kiểm soát tốt huyết áp có thể giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch. Khi bị tăng huyết áp, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ người bệnh có thể sử dụng những sản phẩm thực phẩm chức năng có chiết xuất thảo dược như bồ hoàng, đỏ ngọn để ổn định huyết áp và giảm nguy cơ biến chứng lên tim mạch. 

Thanh Tú H+ (Theo Theo The Healthsite)

Gợi ý sản phẩm: thực phẩm chức năng Vương Tâm Thống giúp hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành

Hẹp động mạch cảnh ảnh hưởng thế nào tới thị lực? - Ảnh 4

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch