Chú ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tim nguy hiểm

Hãy chú ý tới các dấu hiệu nhỏ nhất cảnh báo suy tim

12 căn bệnh nguy hiểm có thể gây suy tim sung huyết

Làm thế nào để kiểm soát bệnh suy tim?

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh suy tim nguy hiểm?

Kali có vai trò gì với người bệnh suy tim?

Nếu có nguy cơ cao mắc bệnh suy tim, bạn nên chú ý tới một số dấu hiệu sau để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời:

Khó thở

Bạn có thể cảm thấy khó thở trong khi thực hiện các hoạt động thông thường nhất, khó thở cả khi đang nghỉ ngơi, khi ngủ (có thể khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm). Người bị suy tim cũng có thể cảm thấy khó thở khi nằm ngửa và phải nằm nghiêng, bạn nên nâng đầu cao hơn để cảm thấy dễ thở, dễ chịu hơn. Mỗi khi thức giấc, bạn đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi, lo lắng và bồn chồn.

Tại sao tình trạng này lại xảy ra? Khi bị suy tim, các cơ tim suy yếu, khiến máu trào ngược vào trong tĩnh mạch phổi (các mạch máu có nhiệm vụ đưa máu từ phổi quay lại tim). Lượng máu này có thể tràn vào phổi, khiến bạn cảm thấy khó thở hơn.

Khó thở có thể là do máu tràn vào phổi khi bị suy tim

Ho, hoặc thở khò khè

Bạn có thể thở khò khè, ho có đờm, đặc biệt là đờm có máu (màu hồng) do máu tích tụ trong phổi.

Sưng, phù chân

Tích trữ chất lỏng trong các mô cơ thể có thể gây sưng, phù chân, mắt cá chân, bụng… và gây tăng cân. Nếu cảm thấy giầy đi chật hơn, cảm giác người nặng nề hơn, hãy chú ý tới sự thay đổi cân nặng của mình.

Sưng, phù chân là một dấu hiệu cảnh báo suy tim

Tại sao tình trạng này lại xảy ra? Khi tim không có sức bơm máu đi hiệu quả, máu có thể chảy ngược lại vào tim, dẫn tới tích tụ chất lỏng trong các mô. Ngoài ra, suy tim cũng khiến thận không thể thải bỏ natri và nước hiệu quả, càng làm trầm trọng thêm tình trạng sưng, phù trong cơ thể.

Chóng mặt, mệt mỏi

Người bệnh suy tim có thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt khi làm bất kỳ các hoạt động nào, từ mua sắm, leo cầu thang, đi bộ tới bê đồ đạc… Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do tim suy yếu, khiến cơ thể không được cung cấp đủ máu, phải chuyển máu từ các cơ quan ít quan trọng (tay, chân) tới các cơ quan quan trọng hơn như tim và não.

Chán ăn, buồn nôn

Suy tim cũng có thể khiến hệ tiêu hóa nhận được ít máu hơn, từ đó gây ra các rối loạn tiêu hóa, khiến bạn luôn cảm thấy đầy bụng, buồn nôn.

Suy nghĩ lẫn lộn, hay nhầm lẫn

Người bệnh suy tim có thể bị mất trí nhớ, hay cảm thấy mất phương hướng do một số thay đổi các chất trong máu, đặc biệt là natri. Những người thân trong gia đình, bạn bè của bạn có thể nhận thấy thay đổi này rõ ràng nhất.

Nhịp tim cao

Khi bị suy tim, cơ tim suy yếu không thể bơm đủ máu đi nuôi cơ thể. Trái tim sẽ phải tìm cách khắc phục tình trạng này bằng cách đập nhanh hơn, tạo nên tình trạng trống ngực, hồi hộp, đau tức ngực.

Nếu có các dấu hiệu trên xảy ra, đặc biệt nếu bạn đã bị các bệnh tim mạch trước đó, tốt hơn hết bạn nên đi khám để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị suy tim kịp thời. Chú ý dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao phù hợp.

Vi Bùi H+ (Theo Heart)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ phòng ngừa suy tim, giảm đau ngực, khó thở, ho, phù do tim, kết quả này đã được minh chứng qua nghiên cứu trên lâm sàng và được công bố trên tạp chí quốc tế.

12 căn bệnh nguy hiểm có thể gây suy tim sung huyết - Ảnh 8

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch