Thiếu dopamine - nguyên nhân chính gây bệnh Parkinson

Bạn có biết dopamine là gì và tại sao chúng lại quan trọng với cơ thể?

Làm sao để chẩn đoán bệnh Parkinson?

Thị lực bị ảnh hưởng thế nào khi mắc Parkinson?

Bệnh Parkinson: 4 lựa chọn điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Bạn đã biết cách quản lý các biến chứng bệnh Parkinson?

Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ. Bệnh tiến triển khi các tế bào trong vùng chất đen của não giữa (substantia nigra) ngừng hoạt động và mất đi theo thời gian. Các tế bào này có vai trò quan trọng trong việc sản sinh dopamine.

Nơi sản sinh dopamine trong não bộ

Não bộ sẽ sử dụng chất dẫn truyền thần kinh dopamine để truyền các tín hiệu kiểm soát chuyển động và khả năng phối hợp vận động của cơ thể, ví dụ như đi lại, nói chuyện, viết và thậm chí là mỉm cười.

Tuy nhiên khi mắc bệnh Parkinson, não bộ không thể sản sinh đủ dopamine để có thể kiểm soát các chuyển động một cách bình thường. Lúc này, các dấu hiệu bệnh có thể bắt đầu xuất hiện. Ban đầu, các triệu chứng bệnh Parkinson còn khá mơ hồ, ví dụ như chữ viết tay của bạn trở nên nhỏ hơn.

Khi dopamine bị sụt giảm nghiêm trọng hơn, các triệu chứng rõ ràng, liên quan tới khả năng vận động có thể xuất hiện.

Mỗi người bệnh Parkinson có thể có những dấu hiệu khác nhau, nhưng nhìn chung các dấu hiệu phổ biến nhất là: Run tay chân, cứng cơ bắp, khó giữ thăng bằng, di chuyển chậm chạp… Các triệu chứng ít gặp hơn có thể bao gồm: Khó nuốt, suy giảm nhận thức, nói lắp…

Các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ được điều gì khiến dopamine bị sụt giảm ở một số người. Tuy nhiên họ vẫn đang cố gắng nghiên cứu cách bảo vệ, ngăn không cho chất dẫn truyền thần kinh này mất đi.

Trong thời gian chờ đợi cách chữa trị tận gốc căn bệnh quái ác này, người bệnh Parkinson có thể tham khảo một vài cách bảo vệ, tăng cường dopamine tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh.

Vi Bùi H+ (Theo Parkinsonsnewstoday)

Gợi ý thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giúp làm giảm run chân tay, phục hồi khả năng vận động và làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson.

Làm sao để chẩn đoán bệnh Parkinson? - Ảnh 8

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh