Đồng hồ thông minh có phát hiện được rung nhĩ?

Các thiết bị đeo tay theo dõi sức khỏe có thể phát hiện rối loạn nhịp tim

Đâu là các phương pháp chính để điều trị rung nhĩ?

Tập yoga có giúp cải thiện tình trạng bệnh rung nhĩ?

Bị rung nhĩ nhưng không biểu hiện triệu chứng có cần dùng thuốc?

Video: Ăn trứng nhiều có tốt hay không?

Rung nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim, khiến tim đập nhanh hơn nhiều so với bình thường. Ở người bệnh rung nhĩ, nhịp tim có thể trở nên bất thường và tăng cao hơn 100 nhịp/phút, thậm chí lên 200 nhịp/phút.

Trong những trường hợp nhẹ, rung nhĩ có những triệu chứng thoáng qua và không rõ ràng. Nhiều người chỉ biết mình bị bệnh khi đi khám sức khỏe định kỳ. Do đó, những thiết bị theo dõi sức khỏe hứa hẹn khả năng phát hiện và kiểm soát nhịp tim ở những người có nguy cơ cao mắc rối loạn nhịp tim.

Phát hiện rối loạn nhịp tim

Các thiết bị thông minh như đồng hồ, vòng đeo tay có thể đo đạc nhiều thông số sức khỏe về người sử dụng như hoạt động thể chất, lượng calorie bị đốt cháy trong quá trình vận động, thói quen ngủ hàng ngày. Với sự phát triển của công nghệ, chúng còn có thể theo dõi nhịp tim và mức độ oxy trong máu. Nhờ công nghệ photoplethysmography (PPG), đồng hồ thông minh và vòng đeo tay sử dụng ánh sáng để đo lưu lượng máu qua cổ tay người dùng và tính toán ra nhịp tim.

Rung nhĩ có thể gây ra tăng nhịp tim bất thường, cơn trống ngực và khó thở

Theo Arfaat M. Khan - bác sỹ chuyên khoa tim mạch tại Bệnh viện Henry Ford (Mỹ), những thông số do thiết bị đeo giám sát sức khỏe cung cấp rất có ích trong việc phát hiện các dạng rối loạn nhịp tim như rung nhĩ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chúng cho kết quả gần tương đương với các thiết bị điện tâm đồ trong bệnh viện.

Khi được chẩn đoán sớm, bệnh nhân bị rung nhĩ được hướng dẫn biện pháp kiểm soát nhịp tim và ngăn ngừa các biến chứng như ngưng tim, đột quỵ. Bác sỹ Khan khuyến nghị những đối tượng sau nên sử dụng các thiết bị theo dõi sức khỏe:

- Người trên 65 tuổi

- Bệnh nhân tăng huyết áp

- Người mắc các bệnh nền về tim mạch

- Người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh phổi hay từng bị tai biến mạch máu não

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng những thiết bị thông minh không hề hoàn hảo. Khi người dùng vận động hay di chuyển, thiết bị có thể cảnh báo nhịp tim tăng bất thường (trong khi nhịp tim của bạn vẫn ổn định). Do đó, nếu thấy những triệu chứng tim đập nhanh, cơn trống ngực, hồi hộp, chóng mặt, khó thở, mệt mỏi, hãy đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Kiểm soát nhịp tim với các thiết bị thông minh

Đồng hồ thông minh hoặc vòng theo dõi sức khỏe có thể giúp người mắc rối loạn nhịp tim kiểm soát các triệu chứng dễ dàng hơn. Trong quá trình điều trị, người bệnh có thể dùng các thiết bị này để theo dõi các cơn rung nhĩ và xác định hiệu quả của thuốc.

Những yếu tố người bệnh cần lưu ý khi sử dụng thiết bị thông minh để theo dõi nhịp tim:

- Nhịp tim bất thường: Hầu hết các thiết bị được cài đặt sẽ cảnh báo tự động khi phát hiện nhịp tim bất thường.

- Theo dõi xu hướng thay đổi nhịp tim theo thời gian: Nếu bạn thấy nhịp tim tăng đột ngột trong vòng 1 phút, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo rung nhĩ.

- Ghi chép lại những thay đổi trong thông số, dữ liệu và cung cấp với bác sỹ nếu không thể thăm khám thường xuyên.

 

Quỳnh Trang H+ (Theo Henry Ford)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch