Bệnh ở chân vừa kinh vừa xấu hoành hành khi mùa mưa đang tới

Mụn cóc ở chân gây đau đớn và bất tiện khi đi lại

Mụn cóc sinh dục cũng gây... mất trí nhớ?

Mụn cóc ở lòng bàn chân, bàn tay chữa thế nào?

Con trai cũng nên tiêm vaccine HPV nhé!

Tiêm đủ liều HPV: Giảm tỷ lệ xét nghiệm Pap bất thường ở phụ nữ

Mụn cóc có thể lây từ vùng da này sang vùng da khác và lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp. Đặc biệt, nếu đi chung giày, dép với người bị mụn cóc bàn chân, bạn sẽ có nguy cơ bị lây mụn cóc rất cao. Thông thường phải mất 2 - 3 tháng sau khi tiếp xúc với người bệnh thì mới xuất hiện dấu hiệu bị lây mụn cóc. Mùa mưa bão tạo điều kiện cho virus phát triển và khiến nguy cơ lây nhiễm mụn cóc cao hơn bao giờ hết.

Tìm hiểu những điều cần biết về mụn cóc bàn chân trong infographic dưới đây:

Hầu hết các trường hợp bị mụn cóc tuy gây mất thẩm mỹ nhưng sẽ không gây đau và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, những trường hợp bị mụn cóc bàn chân có thể gây đau đớn khiến đi lại khó khăn.

Một sai lầm thường thấy của người bị mụn cóc là tự lấy kim chọc mụn cóc hoặc dùng kéo, bấm để cắt mụn. Tất cả những việc làm này sẽ gây bội nhiễm tại các vết thương và làm tình trạng mụn cóc nặng hơn, kéo dài tiến triển thành những vết loét mạn tính ở bàn chân.

Một số phương pháp điều trị mụn cóc

 Mụn cóc có thể tự biến mất mà không cần can thiệp y tế, tuy nhiên bác sỹ vẫn có thể áp dụng những phương pháp điều trị mụn cóc như sau:

Bôi acid salicylic: Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da. Nhiều nghiên cứu cho thấy điều trị mụn cóc hiệu quả hơn khi kết hợp acid salicylic với liệu pháp áp lạnh.

Liệu pháp áp lạnh (Cryotherapy): Chấm nitro lỏng trực tiếp lên mụn để đóng băng mụn và tiêu diệt nó. Phương pháp điều trị này không gây đau đớn và hiệu quả, nhưng đòi hỏi phải có thiết bị máy móc. Thường được sử dụng tại các thẩm mỹ viện và bệnh viện. 

Các loại acid khác: Bác sỹ có thể áp dụng acid bichloracetic hoặc acid tricloaxetic thay thế cho acid salicylic. Tuy nhiên, bạn sẽ phải trị liệu lâu dài, tác dụng phụ thường gặp bao gồm bỏng rát, nhức nhối.

Liệu pháp miễn dịch: Bản chất của liệu pháp miễn dịch là huy động phòng thủ của cơ thể và chống lại virus HPV ngay từ bên trong. Các khả năng miễn dịch được kích thích bởi thuốc uống hoặc thuốc tiêm.

Tiểu phẫu: Phẫu thuật có thể gây ra sẹo và ít khi được các bán sỹ khuyên áp dụng.

Điều trị Laser: Phương pháp này sẽ gây đau đớn, làm vết thương lâu lành và có thể gây nhiễm trùng nếu không biết cách chăm sóc vết thương, dễ để lại sẹo.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu