Bạn dễ bị trầm cảm nếu hụt 10 dưỡng chất này

Thiếu hụt dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây trầm cảm

Trầm cảm đã ổn định, có nên dùng thuốc ngủ khi mất ngủ?

5 cách không ngờ giúp giảm lo âu

Tập thể dục có giúp giảm trầm cảm cho người bệnh suy tim?

Có nên kết hợp Kim Thần Khang và thuốc Tây để trị bệnh trầm cảm?

Acid béo omega-3

Acid béo omega-3 có nhiều lợi ích với sức khỏe. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh. Hai loại acid béo phổ biến thuộc nhóm omega-3 là DHA và EPA. DHA rất quan trọng đối với cấu trúc của tế bào não trong khi đó EPA lại giúp cải thiện chức năng thần kinh và giảm các phản ứng viêm trong cơ thể.

Trong một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Oxidative Medicine và Cellular Longevity, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng bổ sung acid béo omega-3 PUFA (acid béo không bão hòa đa) có thể giúp ngăn ngừa và điều trị trầm cảm.

Để bổ sung đủ acid béo omega-3 cho cơ thể, bạn nên ăn hạt lanh, cá hồi, óc chó và trứng... Bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung acid béo omega-3, sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sỹ.

Những thực phẩm giàu acid béo omega-3

Vitamin D 

Thiếu vitamin D có thể liên quan đến chứng trầm cảm, mất trí nhớ và tự kỷ. Bởi vitamin này giúp sản xuất serotonin – hormone vui vẻ giúp tạo cảm giác thăng hoa và hạnh phúc.

Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí International Journal of Nursing Nursing ghi nhận rằng người già, thanh thiếu niên, những người béo phì, và những người mắc bệnh mạn tính thường bị thiếu hụt vitamin D. Những người này cũng được cho là có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Medical Hypotheses, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa trầm cảm theo mùa và thiếu ánh sáng mặt trời. Theo họ, vitamin D có liên quan đến sự tổng hợp serotonin và dopamine trong não, cả hai loại hóa chất này đều có liên quan đến trầm cảm.

Để bổ sung vitamin D cho cơ thể, bạn có thể tắm nắng, ăn các thực phẩm chứa vitamin D hoặc uống bổ sung vitamin D theo chỉ định của bác sỹ.

Thiếu vitamin D có thể gây trầm cảm, mất trí

Magnesium (Magne)

Thiếu hụt magne có thể dẫn đến trầm cảm. Bởi magne giúp kích hoạt các enzyme cần thiết để sản xuất serotonin và dopamine. Một nghiên cứu năm 2006 được công bố trên tạp chí Medical Hypotheses cho thấy thiếu hụt magne là nguyên nhân lớn nhất gây trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Để ngăn chặn sự thiếu hụt magne, bạn hãy ăn các loại thực phẩm giàu magne như rong biển, hạnh nhân, bơ, chuối, đậu, hạt bí ngô, đậu phụ, sữa đậu nành, rau lá xanh… Bạn cũng nên tránh uống quá nhiều rượu để giảm mức độ magne trong cơ thể.

Thiếu hụt magne là nguyên nhân lớn nhất gây trầm cảm

Kẽm

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu khác mà cơ thể bạn cần để giúp giảm nguy cơ trầm cảm. Chất dinh dưỡng này đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của hệ thần kinh. Kẽm làm tăng sản xuất và hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh.

Ăn các thực phẩm giàu kẽm có thể giúp điều chỉnh sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh – điều thường gặp ở người bị trầm cảm. Một số thực phẩm giàu kẽm bạn nên ăn là: Các loại động vật có vỏ, các loại hạt, thịt đỏ… Bạn cũng có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung kẽm sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sỹ.

Bổ sung kẽm giúp điều chỉnh sự thiếu hụt dẫn truyền thần kinh

Selenium (Selen)

Selen rất cần thiết cho hoạt động của não và giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Hơn nữa, selen cũng là nguyên tố không thể thiếu với tuyến giáp. Tuyến giáp khỏe mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe tâm thần.

Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trong Complementary Therapies in Medicine cho thấy, thành phần selen trong chế độ ăn uống thấp có thể làm tăng nguy cơ rối loạn trầm cảm. Bạn có thể bổ sung selen cho cơ thể thông qua các thực phẩm như quả hạch Brazil, thịt nạc, hải sản, trứng, động vật có vỏ….

Vitamin B12

Vitamin B rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tâm thần. Đặc biệt, vitamin B12 giúp hình thành các tế bào máu đỏ và duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Để tránh thiếu hụt vitamin B12, bạn hãy ăn các loại thực phẩm như thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, sản phẩm từ sữa, sữa đậu nành. Bạn cũng có thể cân nhắc việc bổ sung vitamin B12 hàng ngày, sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sỹ.

Bổ sung đầy đủ vitamin B12 giúp duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh

Folate

Folate, một vitamin B tan trong nước – đây là một dưỡng chất cần thiết để tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, epinephrine và dopamine. Không có đủ folate trong chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn và thậm chí dẫn đến trầm cảm.

Ngoài ra, mức độ folate thấp trong cơ thể có thể làm giảm hiệu quả của nhiều loại thuốc chống trầm cảm. Trong một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên tạp chí Alternative Medicine Review, các nhà nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa thiếu folate và trầm cảm. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh vào bổ sung folate để có phản ứng chống trầm cảm tốt hơn đáng kể. Để bổ sung folate cho cơ thể bạn nên ăn các loại rau màu xanh đậm, trái cây họ cam quýt, các loại đậu…

Folate có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm

Vitamin B6

Thiếu hụt vitamin B6 có thể dẫn đến trầm cảm và các rối loạn nhận thức khác. Vitamin B6 là dưỡng chất cần thiết để tạo ra chất dẫn truyền thần kinh và các hóa chất trong não ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Vitamin B6 giúp cơ thể hấp thụ vitamin B12, sự thiếu hụt vitamin B12 cũng liên quan đến trầm cảm. Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin B6 bạn nên thử là thịt, gia cầm, cá, các loại đậu, phô mai, khoai tây, chuối, dưa hấu, rau bina và hạt hướng dương.

Sắt

Thiếu sắt khiến cơ thể không tạo đủ các tế bào đỏ. Thiếu sắt có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm như mệt mỏi, hay quên, chán ăn… Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí BMC Psychiatry lưu ý rằng thiếu máu thiếu sắt thể làm tăng đáng kể nguy cơ rối loạn trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn tăng động giảm chú ý… Để tăng cường lượng sắt cho cơ thể, bạn hãy ăn các loại thực phẩm như thịt đỏ, đậu nành, củ cải đường, yến mạch, rau bina…

Thiếu sắt có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm, mệt mỏi

Acid amin

Acid amin là tiền chất dẫn truyền thần kinh. Bộ não sử dụng chúng để sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh. Thiếu hụt acid amin cũng có thể gây trầm cảm và lo âu. Để bổ sung acid amin cho cơ thể, bạn nên ăn trứng, cá, các loại hạt…

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất trên cho cơ thể, bạn cũng nên nên phối hợp sử dụng thuốc điều trị trầm cảm với các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, đặc biệt là sản phẩm chứa thành phần hợp hoan bì để giúp cải thiện bệnh trầm cảm nhanh hơn và tránh được các tác dụng phụ do thuốc điều trị trầm cảm tây y gây ra.

Thanh Tú H+ (Theo The Healthsite)

5 cách không ngờ giúp giảm lo âu - Ảnh 6Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang – Giúp hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, cải thiện căng thẳng, trầm cảm… 
Cuộc sống phát triển, con người nhiều lo toan, dẫn đến căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm… Để cải thiện những căng thẳng không đáng có, hãy rèn luyện, gìn giữ sức khỏe của mình. Bên cạnh đó, Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu đã và đang phân phối TPBVSK Kim Thần Khang có nguồn gốc từ thiên nhiên. 
Đây là một sản phẩm có thành phần chính là cao hợp hoan bì (vỏ của cây hợp hoan) kết hợp với một số thảo dược thiên nhiên khác như viễn chí, táo nhân… có công dụng dưỡng não, nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh, cải thiện triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, lo âu. TPBVSK Kim Thần Khang dùng cho những người bị suy nhược thần kinh, người thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), trầm cảm, hoặc những người lao động trí óc căng thẳng, ít vận động.
Để sản phẩm có kết quả tốt, nên uống trước bữa ăn 30 phút và sử dụng liên tục một đợt từ 3 – 6 tháng.
XNQC: 00095/2018/ATTP-XNQC
*  sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh